【kết quả slavia praha】Khu đô thị ở Hà Nội mải xây nhà để bán quên xây trường học
Nêu tại báo cáo Kết quả giám sát về việc xây dựng trường học tại các khu đô thị mới,đôthịởHàNộimảixâynhàđểbánquênxâytrườnghọkết quả slavia praha khu nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2016 đến nay, HĐND Thành phố đã chỉ ra nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán mà bỏ "quên" xây trường học.
Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco do Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) làm chủ đầu tư nằm trong danh sách khu đô thị chậm xây trường học. Vài năm nay khu đô thị này cứ mưa lớn là ngập. |
Theo đó, nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm xây dựng trường học, nhà trẻ so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.
Thậm chí nhiều khu nhà ở cả chục năm nay nhưng đất trường học vẫn bỏ hoang gây bức xúc dư luận và dây dưa kéo dài.
Như Khu đô thị mới Phùng Khoang, khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Khu đô thị Xuân Phương – Viglacera, Khu đô thị Đặng Xá, Khu đô thị Lê Trọng Tấn - Gleximco…
Khu nhà ở Đài phát thanh phát sóng Mễ Trì do Tổng công ty PTPT truyền hình thông tin Emico làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 8 khối tòa nhà cao 21 tầng xây trên khu đất 21ha. Theo quảng cáo, dự án có trường mẫu giáo, trường học liên cấp quốc tế...Dù đã được đưa vào hoạt động từ năm 2016-2017 nhưng đến nay việc xây dựng trường học vẫn ì ạch.
Khu đô thị Đoàn Ngoại giao do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô 62.8ha và tổng vốn đầu tư lên đến 1300 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ năm 2011 đến nay việc trường học vẫn chủ yếu nằm trên giấy. |
Hay tại khu đô thị Đoàn ngoại giao do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô 62,8ha và tổng vốn đầu tư lên đến 1300 tỷ đồng. Dự án nổi tiếng là khu đô thị có mật độ xây dựng thấp, 30-33%, còn lại 70% là khu công viên cây xanh, hồ điều hòa, công trình công cộng…Có quy mô dân số toàn khu là 9700 người được đưa vào sử dụng từ năm 2011 tuy nhiên đến nay vẫn chưa có trường học.
Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu với quy mô rộng 95ha, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD có vị trí đắc địa trên mặt đường Phạm Văn Đồng, gần ngã tư với đường Hoàng Quốc Việt do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Quốc tế VIGEBA cùng GELEXIMCO và các cổ đông khác làm chủ đầu tư đã triển khai hàng chục năm nay.
Dự án có quy mô hàng nghìn căn hộ, với các khu nhà cao tầng liên tục điều chỉnh quy hoạch mua bán rầm rộ nhưng ở các khu đất xây trường học thì chậm xây dựng so kế hoạch cam kết ban đầu khu thực hiện dự án.
Một ô đất trong khu Đoàn Ngoại giao có công trình trường học hiện vẫn xanh cỏ. |
Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu vực các quận trung tâm đã được chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu tư thứ cấp này chậm triển khai nhưng các chủ dự án không đôn đốc kịp thời theo tiến độ.
Phải kể đến là Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (Tổng HUD) thuộc Bộ Xây dựng được HĐND TP Hà Nội chỉ rõ nằm trong danh sách có nhiều các khu đất, dự án làm trượng học, hạ tầng chậm triển khai.
Tại khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây trường học. Tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. 5 ô đất quy hoạch xây dựng trường học Tổng HUD đã chuyển nhượng hạ tầng 2 ô đất cho nhà đầu tư thứ phát nhưng chưa xây dựng công trình; 2 ô đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch; 1 ô đang vướng mắc chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu với quy mô rộng 95ha, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD có quy mô hàng nghìn căn hộ, với các khu nhà cao tầng liên tục điều chỉnh quy hoạch nhưng ở các khu đất xây trường học thì chậm xây dựng so kế hoạch cam kết ban đầu khu thực hiện dự án. |
Còn tại Khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) cũng do Tổng HUD làm chủ đầu tư. Dự án xây trên ô đất rộng 51ha với quy mô dân số lên đến 6.700 người khởi công từ năm 2002, quy hoạch 6 ô đất xây trường học nhưng đến nay chỉ có 1 lô đất xây trường mầm non đã hoàn thành. 5 lô còn lại lô thì vướng quy hoạch nghĩa trang, 3 lô tổng đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ phát tuy nhiên đến nay nhà đầu tư chưa xây dựng.
Hay ở dự án khác của Tổng HUD là khu đô thị mới Việt Hưng chủ đầu tư đã chuyển giao 5 lô đất trường học cho các nhà đầu tư thứ cấp 2 nhưng nay mới chỉ có 1 công trường học đã hoàn thành.
Thu hồi dự án xây trường học nhà đầu tư cố tình trì hoãn
Nêu tại báo cáo này, HĐND TP Hà Nội chỉ ra rằng việc chậm tiến độ trong việc xây dựng trường học thời gian qua là do công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm tra, giám sát của các sở, ngành, địa phương có nơi, có lúc chỉ đạo thực hiện chưa tập trung quyết liệt.
Bên cạnh đó, các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã (có khu đô thị) chưa thường xuyên cập nhật số liệu, tình hình đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (Tổng HUD) thuộc Bộ Xây dựng có nhiều khu đất, dự án làm trượng học, hạ tầng chậm triển khai. (Ảnh: Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 1 công trình trường tiểu học hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng). |
Từ đó, HĐND thành phố đề xuất UBND TP thu hồi các dự án xây dựng trường học trong các khu đô thị đối với nhà đầu tư cố tình trì hoãn, chậm trễ thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng và bàn giao cho UBND quận, huyện để thực hiện các phương án xây dựng, cân đối hợp lý việc xây dựng trường công và trường tư thục tại các dự án khu đô thị đặc biệt tại các quận đang thiếu trường, lớp học.
Bên cạnh đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì khẩn trương rà soát việc xây dựng trường học tại các khu đô thị, chỉ rõ số khu đô thị đã xây dựng, chưa xây dựng trường học, giải pháp xử lý đối với những khu đô thị đã đi vào hoạt động nhưng chưa bố trí xây dựng trường học.
HĐND TP cho biết, mặc dù có chủ trương sau khi di dời các cơ sở sản xuất và trụ sở các Bộ, ngành TW ra khỏi khu vực nội đô sẽ ưu tiên bố trí quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên sau khi di dời tại các địa điểm này lại xây dựng các khu đô thị, công trình thương mại, nhà ở dẫn tới khó khan về quỹ đất để xây dựng trường học theo quy định được duyệt.
HĐND TP cũng đề nghị các cơ quan TW đã thực hiện di dời trụ sở bàn giao lại quỹ đất cho TP Hà Nội quản lý, khai thác sử dụng để xây dựng hạ tầng xã hội trong đó có trường học.
Báo cáo kết quả giám sát việc xây dựng trường học tại các khu đô thị trên địa bàn Hà Nội từ năm 2016 đến nay, HĐND TP Hà Nội cho biết, đến hết tháng 3/2019, trên địa bàn thành phố có 147 dự án nhà ở thương mại được quyết định chủ trương đầu tư với diện tích khoảng hơn 14.196.567,7 m2 đất, tổng vốn đầu tư khoảng 390.788,4 tỷ đồng; 13 dự án nhà ở xã hội với diện tích khoảng 526.645,7 m2 đất; 11 dự án nhà ở tái định cư với diện tích khoảng 219.169,2 m2 đất. |
Hồng Khanh
Đất ‘đẹp’ xây nhà để bán, nhà ở xã hội đẩy ra bãi tha ma
Theo chuyên gia bất động sản quỹ đất để xây nhà ở xã hội (NƠXH) hiện rất khó khăn trong khi đó lại quy hoạch quanh bãi tha ma hoặc khu vực khó giải toả. Quy hoạch như vậy cũng không ổn.