Các biện pháp cải tổ kinh tế Venezuela bắt đầu được thực thi trong ngày 20-8 (giờ địa phương) trong nỗ lực vực dậy đất nước đang đối mặt khủng hoảng nghiêm trọng này.
Người dân Venezuela xếp hàng dài chờ rút tiền trước trụ ATM ở Caracas. Ảnh: REUTERS
Đáng chú ý là sự xuất hiện của hệ thống tiền tệ mới,ụplặntrongkhủnghoảsố liệu thống kê về melbourne city gặp melbourne victory theo đó giảm 5 chữ số 0 khỏi tờ giấy bạc đang bị mất giá nhanh chóng. Tờ tiền mới sẽ có tên Bolivar Soberano. Ngoài ra, giá xăng sẽ được nâng lên mức ngang với quốc tế. Do sự thay đổi nói trên, kế hoạch kêu gọi tăng 3.000% lương tối thiểu. Quốc hội Venezuela cho biết lạm phát đạt mức 82.700% trong tháng 7, khiến việc mua sắm những mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm, xà bông... đòi hỏi người dân mang theo cả chồng tiền dù không dễ để có chúng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế thậm chí dự báo lạm phát sẽ tăng lên con số chóng mặt 1.000.000% năm nay. Trước khi kế hoạch trên có hiệu lực, người dân Venezuela đã đổ xô đi mua nhu yếu phẩm do lo ngại những biện pháp đối phó siêu lạm phát có thể khiến cuộc sống họ thêm khó khăn.
Kinh tế quốc gia châu Mỹ này đang suy thoái năm thứ 4 liên tiếp và đối mặt tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm trong lúc các dịch vụ công hầu như tê liệt.
Bên cạnh việc phát hành tiền giấy mới từ đầu tuần này, Tổng thống Maduro còn công bố một loạt biện pháp khác được kỳ vọng sẽ vực dậy Venezuela khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, trong đó lương tối thiểu tăng lên gần 35 lần - tức mức lương tối thiểu mới sẽ tương đương 1.800 bolivar sau điều chỉnh bỏ 5 số 0 nêu trên.
Mức lương tối thiểu này sẽ bằng 1/2 giá trị đồng petro - đồng tiền điện tử của Venezuela, được định giá theo giá dầu với mức 1 petro tương đương 60 USD. Đây là lần điều chỉnh lương tối thiểu thứ 5 trong năm qua của Venezuela trong bối cảnh đồng nội tệ bolivar liên tục rớt giá. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tỷ lệ lạm phát của Venezuela sẽ chạm mốc 1 triệu % trong năm 2018.
Ông Maduro cũng công bố tỷ giá hối đoái duy nhất và neo tỷ giá này vào đồng tiền ảo petro nhưng không cho biết mức khởi điểm. Trong bài phát biểu trên truyền hình cuối tuần qua, ông Maduro nhấn mạnh: “Tôi muốn khôi phục kinh tế đất nước và có cách. Hãy tin tôi!”. Ông Maduro cho rằng đất nước cần thể hiện “kỷ luật tài chính” và dừng tình trạng in tiền quá mức diễn ra thường xuyên trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, bất ổn mới đã bùng phát tại Venezuela sau khi Tổng thống Maduro công bố kế hoạch cải cách kinh tế sâu rộng. Giới phân tích cảnh báo lần thay đổi lớn này có thể chỉ khiến cho vấn đề tồi tệ hơn. Ông Asdrubal Oliveros, Giám đốc Công ty Tư vấn Ecoanalitica (Venezuela), nhận định sẽ có nhiều rối loạn trong những ngày tới đối với người tiêu dùng và công ty tư nhân.
Phe chỉ trích cho rằng sự kết hợp của những biện pháp mới chỉ khiến tình hình thêm tồi tệ. Các thủ lĩnh đối lập đã kêu gọi đình công toàn quốc ngày 21-8 giữa lúc không ít người dân thấy hoang mang.
Liên đoàn Các phòng thương mại và sản xuất của Venezuela (Fedecamaras) cho biết chưa có bất kỳ ước tính nào về tác động của biện pháp cải cách kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học địa phương dự đoán sẽ có tổn thất to lớn. “Mức lương tối thiểu 180 triệu bolivar (tức 1.800 bolivar sau điều chỉnh đổi tiền) trong tình hình hiện nay ẩn chứa nguy cơ đóng cửa hàng ngàn công ty và khiến nhiều người thất nghiệp”, nhà kinh tế Luis Oliveros của Venezuela cảnh báo.
Giới chuyên gia cho rằng những thách thức kinh tế mà Venezuela rơi vào là kết quả của những chính sách quản lý kinh tế sai lầm và sự phụ thuộc thái quá vào nguồn tài nguyên dầu lửa. Các nhà phê bình thì cho rằng đổi tiền chẳng qua chỉ là một biện pháp kế toán và chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn giá cả leo thang. Nhiều người bi quan còn đưa ra khả năng cuộc đổi tiền sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn tương tự như hồi tháng 12-2016, khi ông Maduro loại bỏ tờ tiền có mệnh giá lớn nhất khỏi lưu thông mà không có đồng tiền nào thay thế. Động thái đó đã dẫn tới những cuộc biểu tình, cướp bóc và hàng trăm vụ bắt giữ nhưng cũng không ngăn chặn được tình trạng hỗn loạn.
LONG TẤN tổng hợp