88Point

Công nhân vận hành dây chuyền lắp ráp ô tô tại tổ hợp nhà máy VinFast - Hải PhòngPhóng viên TBTCVN đ empoli vs torino

【empoli vs torino】Nuôi dưỡng “đại bàng Việt” để đưa Việt Nam trở thành cường quốc

vin

Công nhân vận hành dây chuyền lắp ráp ô tô tại tổ hợp nhà máy VinFast - Hải Phòng

Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Thiên,ôidưỡngđạibàngViệtđểđưaViệtNamtrởthànhcườngquốempoli vs torino thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng xung quanh chủ đề này.

PV: Cũng như thế giới, Việt Nam đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19. Ông đánh giá thế nào về nguy cũng như cơ với Việt Nam trong bối cảnh này?

PGS.TS Trần Đình Thiên:Thực ra khủng hoảng không chỉ là xấu, khủng hoảng là sự phá hủy có tính sáng tạo. Nếu tận dụng tốt, đây là cơ hội loại bỏ những thứ yếu kém, trì trệ, để bứt phá trong đổi mới, sáng tạo.

thien

PGS.TS Trần Đình Thiên

Ngay từ tháng 4 năm 2020, chúng ta đã nhắc đến “bình thường mới”. Đây là một luận điểm hay, có ý nghĩa và được đặt ra từ sớm. Nhưng luận điểm đó của Thủ tướng đã không được triển khai tích cực, dù cách đặt vấn đề tốt. Nó chứa đựng những tiềm năng cho sự phát triển trong mô hình bình thường mới.

Ví dụ như ngành du lịch phải thay đổi. Covid-19 cho thấy du lịch giá rẻ rất nhiều rủi ro, phải tính đến cách tiếp cận du lịch khác, nhưng khác thế nào thì phải tính. Việt Nam có tiềm năng du lịch đẳng cấp, có tài nguyên du lịch hạng nhất, sao phải bán rẻ?

Hay câu chuyện về sản xuất và xuất khẩu. Chúng ta sẽ thấy buộc phải thay đổi tư duy, việc nằm trong chuỗi với phân khúc giá trị gia tăng thấp có rủi ro rất cao. Ví dụ tập trung đông công nhân trong nhà máy, một người bị nhiễm là cả nhà máy nghỉ. Việc tiếp tục dựa vào lao động số đông, giá rẻ sẽ không thể kéo dài. Ngay cả nông nghiệp cũng không còn như trước, dù vẫn là chỗ dựa.

PV: Chúng ta cũng đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy đà tăng trưởng, thực hiện thành công mục tiêu kép. Đây có thể là kinh nghiệm tốt để phát huy thời gian tới hay không, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên:Đúng vậy, Việt Nam đã có những bài học thành công vô cùng quan trọng. Khó khăn như vậy, nhưng chúng ta đã lấy lại được niềm tin, tư duy điều hành của Chính phủ đã thay đổi, không quá chú trọng vào tăng trưởng, một điều đơn giản nhưng không dễ thay đổi.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, chúng ta thường “nước đến chân mới nhảy” và nhảy được, dù rằng đó là điều dở chứ không phải hay. Chẳng hạn như đầu tư công, năm nay giải ngân rất tốt, cao hơn nhiều các năm trước trong khi tình hình dịch bệnh khó khăn như vậy. Điều này cho thấy chúng ta lúc gặp khó khăn thì vượt khó rất tốt, còn bình thường thì tinh thần đó không cao. Hiện giờ chúng ta ngày càng mở cửa, khả năng tự nhảy, vượt khó lúc nước đến chân sẽ càng khó hơn. Thực tế này cho thấy cần có những thay đổi nền tảng về cơ chế, chính sách để tránh chuyện “nước đến chân mới nhảy”.

Tất nhiên, những nỗ lực để tạo ra một sự đột phá mới không dễ dàng. Việt Nam qua được năm 2020 với mức tăng trưởng dương gần 3% là một kỳ công, nhất là khi nền kinh tế của ta có độ mở rất cao. Bài học năm vừa qua cho thấy ý nghĩa quan trọng của kinh tế nội địa, của lực lượng doanh nghiệp (DN) trong nước.

Để trở thành cường quốc, rõ ràng Việt Nam không thể dựa vào các tập đoàn nước ngoài, mà phải là tập đoàn Việt, không thể trông chờ “đại bàng ngoại” mà phải là “đại bàng Việt”. Đây cũng là câu chuyện của cả Đông Nam Á, khi không có mấy tập đoàn nội địa là trụ cột. Ngược lại, các nước Đông Bắc Á đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn lớn trong nước. Từ những kinh nghiệm đã qua, tập đoàn nhà nước không thể đóng vai trò trục chính, mà phải là của khu vực tư nhân. Chính những tập đoàn kinh tế tư nhân sẽ kéo các DN nhỏ và vừa, các DN nhà nước phát triển theo. Họ cũng sẽ là người đứng sau các quỹ cho khởi nghiệp, các trung tâm đổi mới sáng tạo, đó là những toạ độ sáng tạo tuyệt vời, nhưng phải nối được với DN.

PV: Vậy theo ông, cần những gì để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, để “nuôi đại bàng Việt” lớn mạnh?

PGS.TS Trần Đình Thiên:Trước tiên, phải có môi trường bình thường, cạnh tranh công khai, minh bạch cho tư nhân phát triển. Muốn vậy, điều quan trọng là các thị trường nguồn lực cũng phải bình thường, đó là các thị trường đất đai, thị trường điện, thị trường vốn, thị trường tiền tệ… Lâu nay ta vẫn nói phát triển đồng bộ các thị trường nhưng thực tế sự phát triển của các thị trường quan trọng này vẫn méo mó, tính đầu cơ cao, Nhà nước vẫn còn can thiệp nhiều.

Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã đề cập đến vấn đề rất quan trọng này, đó là “phát triển thị trường các yếu tố nguồn lực” và “lực lượng DN Việt”. Mỗi điều được ghi vào văn kiện đều có ý nghĩa căn bản với đất nước.

Lâu nay chúng ta vẫn thiếu một chiến lược phát triển lực lượng DN Việt, hoặc có thì chỉ mới là về số lượng. Lực lượng phải là có cấu trúc, gắn với nhau, mỗi người một vai để phát triển và không phân biệt đối xử. Tất nhiên, để phát triển các thị trường, phát triển lực lượng DN Việt phải có thể chế, có chính sách phù hợp, ổn định. Đây là những vấn đề mà sau đại hội, tôi tin là phải mở ra thảo luận nghiêm túc.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Yến (thực hiện)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap