Với sự vào cuộc bằng nhiều giải pháp cụ thể của ngành chức năng và chính quyền địa phương trong tỉnh nên những nút thắt làm khó khăn trong thu hoạch và tiêu thụ nông sản của người dân đang dần được tháo gỡ. Từ đó giúp bà con nông dân đã và đang giải phóng được nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng.
Với sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng,ắttrongtiuthụnngsảkết quả bóng đá thụy điển hiện chôm chôm được đẩy mạnh tiêu thụ để giải cứu cho người dân.
Những tín hiệu khởi sắc
Nếu cách nay gần một tháng, khi tỉnh Hậu Giang và nhiều tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ thì tình hình vận chuyển, thu mua, thu hoạch nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, từ đó làm đứt gãy cung cầu nên dẫn đến tình trạng tồn đọng số lượng lớn nông sản của người dân trong tỉnh. Trước những khó khăn gặp phải, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn, nhất là tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, thu mua, thu hoạch nông sản để giúp người dân vượt qua khó khăn. Đặc biệt, nhiều sở, ngành của tỉnh đã có những việc làm thiết thực để góp phần tiêu thụ số lượng không nhỏ nông sản cho người dân, nhất là mặt hàng trái cây.
Ngành nông nghiệp tỉnh vận động người dân giảm thức ăn trong nuôi thủy sản để chờ thời gian thu hoạch phù hợp.
Vui mừng vì gia đình đã bán gần hết số lượng chôm chôm tồn đọng, ông Ngô Văn Kiệt, ở ấp Đông An, xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, thông tin: “Những ngày đầu khi tỉnh thực hiện giãn cách xã hội (19-7) thì cũng ngay lúc các nhà vườn trồng chôm chôm của địa phương bắt đầu vào mùa thu hoạch. Do gặp khó khăn trong việc đi lại nên thời điểm đó không có thương lái đến thu mua, bà con rất lo lắng. Thấu hiểu khó khăn của nhà vườn, thời gian qua, với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nên có nhiều sở, ngành tỉnh đã đến nơi đây thu mua giải cứu chôm chôm cho bà con với số lượng khá lớn. Vì vậy, trong khoảng nửa tháng qua, số lượng chôm chôm của nhà vườn dần được giải cứu, riêng gia đình tôi có 7 công chôm chôm nay đã bán được khoảng 15 tấn, còn lại khoảng 3 tấn cũng đang tiếp tục thu hoạch và sẽ bán dứt điểm trong vài ngày tới”.
Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp xã Tân Thành, thời gian qua, có hai đơn vị của tỉnh đến địa bàn thu mua nông sản để giải cứu cho bà con với số lượng khá nhiều là Hội Chữ thập đỏ và Hội Liên hiệp Phụ nữ, với tổng số gần 20 tấn chôm chôm. Bên cạnh đó, với sự quan tâm của ngành chức năng tỉnh và thành phố Ngã Bảy trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái địa phương đi thu mua trái cây cho bà con trong vùng, nhất là mặt hàng chôm chôm đã quá ngày thu hoạch hơn nửa tháng; vì vậy mà bình quân mỗi ngày nhà vườn trồng chôm chôm nơi đây tiêu thụ khoảng 1 tấn trái. Như vậy, với đà thuận lợi như trên thì chỉ vài hôm nữa là bà con xã Tân Thành sẽ tiêu thụ hết chôm chôm tồn đọng.
“Ngoài tiêu thụ thuận lợi thì giá bán chôm chôm cũng đang nhích lên ở mức 8.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày. Tuy giá chôm chôm hiện tại chưa bằng một nửa so với cùng kỳ (21.000 đồng/kg) nhưng nhà vườn vẫn cảm thấy ấm lòng vì có sự quan tâm hỗ trợ của ngành chức năng trong việc tiêu thụ hết sản phẩm. Theo đó, với sự vào cuộc kịp thời nên tỷ lệ hao hụt chôm chôm chỉ khoảng 5% do quá ngày thu hoạch nên bà con không bị thua lỗ; còn trường hợp ngược lại thì nông dân sẽ gặp nhiều gánh nặng”, ông Kiệt chia sẻ thêm.
Còn nhiều ngày qua, nông dân trồng khóm Cầu Đúc tại “vùng xanh” xã Hỏa Tiến và Tân Tiến của thành phố Vị Thanh cũng gặp thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ông Vu Sủi, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Thắng, ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thông tin: Khoảng một tháng qua, mỗi ngày HTX thu mua khóm cho bà con khoảng một tấn trái, với giá từ 4.000-4.500 đồng/trái loại 1, còn loại 2 thì 2 trái kể 1. Tuy giá khóm hiện tại không cao nhưng bà con vẫn kiếm được đồng lời và không bị tồn đọng với số lượng lớn. Sau khi thu mua khóm xong thì cứ cách ngày là HTX chở từ 1-2 tấn khóm để giao cho đầu mối ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành đem đi tiêu thụ. Việc vận chuyển khóm trong những ngày qua cũng tương đối thuận lợi khi HTX thực hiện đầy đủ các quy định của ngành chức năng về phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho hay: Những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội thì có lúc bà con gặp khó khăn trong vận chuyển, cũng như thu mua, thu hoạch nông sản do những quy định ràng buộc. Thế nhưng, sau khi người dân phản ánh thì ngành chức năng tỉnh và huyện đã có sự tháo gỡ kịp thời và đang tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái thu mua và nông dân thu hoạch nông sản của địa phương. Đặc biệt, từ ngày 8-8 vừa qua, khi huyện Vị Thủy thiết lập “vùng xanh” trên phạm vị toàn huyện thì việc người dân và phương tiện ra vào địa bàn tuy có siết chặt nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa nông sản. Riêng những hộ sản xuất nhỏ lẻ thì sẽ thực hiện trao đổi, mua bán tại các chốt kiểm soát dịch thay vì một số thương lái đến tận nhà như trước kia. Dù có khó khăn hơn thời điểm bình thường nhưng nhìn chung các mặt hàng nông sản của huyện hiện tiêu thụ thuận lợi, nhất là lúa và rau màu.
Vẫn còn số lượng lớn nông sản
Mặc dù tình hình tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh hiện nay đã bắt đầu có khởi sắc nhưng vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân là dù việc lưu thông hàng hóa hiện nay đã thông thoáng hơn lúc bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội nhưng số lượng thương lái đi thu mua nông sản trong lúc này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần tiêu thụ của nông dân. Bên cạnh đó, các chợ đầu mối tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang vẫn đang dừng hoạt động để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh nên thương lái, doanh nghiệp và đầu mối thu gom nông sản cũng ngừng hoạt động hoặc giảm lượng thu mua, từ đó ảnh hưởng đến sức tiêu thụ nông sản. Mặt khác, phần lớn các thương lái thu mua, vận chuyển nông sản bằng phương tiện xe máy, xe tải nhỏ, xuồng ghe khi vào các địa phương thu mua cần có giấy xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2; từ đó làm tăng thêm chi phí vận chuyển nên khiến cho giá thu mua tại vườn của một số loại nông sản giảm đáng kể. Vì vậy có không ít nhà vườn đang neo trái cây lại để chờ giá tăng lên mới bán. Điển hình như tại huyện Vị Thủy, hiện địa phương này còn tồn đọng khoảng 16 tấn nhãn nhưng đa phần là do bà con đang chờ giá tăng lên mới bán.
Qua rà soát của ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh mới đây, toàn tỉnh còn tồn đọng nông sản trong dân do không có thương lái thu mua là 60 tấn rau màu các loại, gần 400 tấn trái cây; gần 1.200 tấn thủy sản; trong chăn nuôi thì có hơn 12 tấn, gồm: heo, gà, trứng vịt... Trong đó, đáng chú ý là có một số mặt hàng nông sản đã đến ngày hoặc quá ngày thu hoạch cần được giải cứu sớm, cụ thể như: huyện Châu Thành A còn 40 tấn cam, 33 tấn chanh, 17 tấn nhãn, 4 tấn đu đủ; thành phố Ngã Bảy có 20 tấn chôm chôm, 63 tấn đu đủ; huyện Châu Thành có 20 tấn chôm chôm, 7 tấn nhãn, 15 tấn đu đủ, 14 tấn cóc; huyện Phụng Hiệp có 12 tấn cam, 53 tấn chanh, 8 tấn nhãn, 26 tấn đu đủ…
Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương tỉnh, cho hay: Để hỗ trợ người dân, thời gian qua, đơn vị đã tổ chức làm đầu mối phối hợp với ngành nông nghiệp và một số sở, ngành liên quan của tỉnh tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các sở, ngành của tỉnh đăng ký thu mua nông sản (chủ yếu là trái cây, dưa lê) để giải cứu cho bà con. Tuy giải pháp trên đang mang lại những hiệu quả tích cực nhưng số lượng trái cây đã được giải cứu chưa nhiều so với số lượng còn tồn đọng, do số lượng cán bộ ở sở, ngành cấp tỉnh cũng có giới hạn.
Còn ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Đối với sản lượng thủy sản đang tồn đọng, đơn vị chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn vận động người dân thực hiện giải pháp giảm cho ăn (chủ yếu là cá tra, thát lát, rô đồng...) để kéo dài thời gian thu hoạch. Đợi khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác vận chuyển thuận lợi và nhiều chợ đầu mối hoạt động trở lại thì khi đó giá bán có thể tăng, lúc này bà con thu hoạch sẽ có lợi nhuận cao hơn. Riêng mặt hàng trái cây, nhất là 4 loại, gồm: Cam, chôm chôm, nhãn và đu đủ đã đến ngày thu hoạch nên không thể kéo dài, cần được giải cứu sớm nhằm giảm thiệt hại cho người dân. Do đó, biện pháp trước mắt mà Sở NN&PTNT đề ra là đề xuất UBND tỉnh tổ chức phát động các địa phương trong tỉnh tham gia thu mua giải cứu nông sản cho người dân. Tinh thần giải cứu nông sản là địa phương nào không có loại trái cây đang gặp khó về đầu ra thì tổ chức thu mua hỗ trợ cho bà con ở địa phương đang cần được giải cứu. Nếu đề xuất trên sớm được triển khai thì sẽ giải cứu kịp thời các mặt hàng trái cây, rau màu cần được tiêu thụ sớm trong lúc này.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh, từ ngày 19-7 đến 9-8 vừa qua, các HTX, tổ hợp tác và nông dân trong tỉnh đã được kết nối tiêu thụ sản phẩm với sản lượng là 80 tấn gạo, 65 tấn khóm trái, 170.000 trứng vịt tươi, 21 tấn sản phẩm chế biến từ cá (thành phẩm và nguyên liệu), 452 tấn trái cây các loại và 66 tấn rau màu các loại. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC