Biệt thự “ma” Helios Villa trên Facebook lừa đảo hàng trăm du khách,malich thi đấu bong đá hôm nay Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nói gì? Vụ biệt thự “ma” Helios Villa trên Facebook lừa đảo: Công an đã vào cuộc |
Sau bài viết “Biệt thự “ma” Helios Villa trên Facebook trên Facebook lừa đảo hàng trăm du khách, Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nói gì”, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Thị Thu - Giám đốc Điều hành Công ty Luật TNHH MTV Hoàng Thu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.
Thưa bà, tối 12/7 Báo Công Thương có đăng tải vụ việc hàng trăm du khách bị kẻ gian lừa đảo trong vụ biệt thự “ma” Helios Villa trên Facebook. Dưới quan điểm của luật sư, bà nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?
Tôi có theo dõi thông tin và nhận thấy đây là 1 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, là hành vi vi phạm pháp luật. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này rất tinh vi và có dấu hiệu của việc lừa đảo có tổ chức.
Du khách bị đối tượng lừa đảo qua Facebook |
Với vụ việc như thế này, đối tượng lừa đảo sẽ phải đối mặt với khung hình phạt nào, thưa bà?
Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các mức xử lý như sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; và cuối cùng là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Luật sư Hoàng Thị Thu - Giám đốc Điều hành Công ty Luật TNHH MTV Hoàng Thu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Đầu tiên là lừa đảo có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để giải quyết vấn đề này, những người bị hại cần làm thế nào, thưa bà?
Đầu tiên, những người bị hại nên nhanh chóng liên hệ cơ quan công an, cơ quan Cảnh sát điều tra để tố cáo, trình báo sự việc. Đồng thời cung cấp những bằng chứng về hành vi lừa đảo của đối tượng cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên với vụ việc biệt thự “ma” Helios Villa có mức độ nghiêm trọng vì có hàng trăm người bị hại và những người bị hại lại ở nhiều tỉnh, thành khác nhau như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh… Do đó, việc đầu tiên người bị hại cần làm là củng cố hồ sơ (số điện thoại, hình thức liên lạc với đối tượng lừa đảo…), sau đó làm đơn gửi cho cơ quan chức năng ở chính địa phương mà người bị hại cư trú. Từ đó cơ quan chức năng sẽ liên hệ với các địa phương khác - nơi cũng có người bị hại như vậy để phối hợp điều tra.
Qua vụ việc này, có thể thấy rằng hình thức lừa đảo bằng công nghệ không mới nhưng đã được các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn tinh vi để “biến tướng” từ loại hình này sang loại hình khác nhằm lừa đảo khách hàng. Với những vụ việc tương tự như thế này, người dân muốn giao dịch hoặc chuyển tiền phải phải kiểm tra công trình đó nằm trên địa phương nào và nhờ người thân/ bạn bè kiểm chứng hoặc gọi tới địa phương xác minh, chứ không nên tin vào những giấy tờ cung cấp qua mạng bởi những giấy này rất dễ bị làm giả.
Xin cảm ơn bà!