【ket qua cadiz】Hàng hóa Việt gặp khó vì tiêu chuẩn và các giấy tờ, thủ tục
TheànghóaViệtgặpkhóvìtiêuchuẩnvàcácgiấytờthủtụket qua cadizo báo cáo mới đây của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), bất chấp dịch bệnh, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã trải qua giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 20%. Báo cáo của Amazon cùng công ty nghiên cứu AlphaBeta cũng cho thấy quy mô thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay có giá trị khoảng 3 tỷ USD, nhưng mới chỉ chiếm 1% so với doanh thu xuất khẩu, cho thấy lĩnh vực này đang có rất nhiều dư địa để phát triển. Nghiên cứu này cũng ước tính doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ đạt 11 tỷ USD vào năm 2026.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhận định, các nhà sản xuất đang tập trung về Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Đông Nam Á và là quốc gia sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Ngay trong đại dịch, vị lãnh đạo này cũng đánh giá cao sự phát triển ổn định của nền kinh tế, cũng như nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện vô cùng to lớn cho sự tham gia của người bán hàng Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn tiếp theo.
Cũng theo thống kê của Amazon Global Selling, có 5 danh mục mà người bán hàng Việt Nam đang kinh doanh rất hiệu quả, đó là đồ gia dụng; sản phẩm nhà bếp; quần áo, thời trang; sản phẩm chăm sóc sức khỏe và chăm sóc cá nhân; các công cụ dùng để sửa nhà và các tiện ích nhỏ trong nhà.
“Lợi thế riêng của Việt Nam và các sản phẩm đến từ Việt Nam là thân thiện với môi trường, có thiết kế độc đáo và khác biệt so với các sản phẩm của các nước khác. Hy vọng trong tương lai, sẽ có một số thay đổi trong sản phẩm để có thêm nhiều người Việt có thể ra mắt thành công trên amazon.com”, ông Seong nói.