【kq bd.net】Để ăn vừa ngon vừa lành

Ông bà ta thường nói “ngon lành” để biểu đạt một điều tốt đẹp nào đó,Đểănvừangonvừkq bd.net như trong ăn uống chẳng hạn: ngon lành là ăn vừa ngon vừa lành. Cụm từ ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được không ít nhà nông Hậu Giang vận dụng linh hoạt vào thực tế sản xuất ra các loại hàng hóa nông sản sạch theo hướng hữu cơ, đảm bảo nhu cầu chế biến thực phẩm bổ dưỡng nhưng an toàn, lành mạnh.

Ông Võ Văn Trưng chăm chút những trái dưa lưới gần đến ngày thu hoạch.

Đáp ứng xu thế tiêu dùng

Liên tiếp 2 năm qua, cứ vào độ trung tuần tháng 10 âm lịch là ông Võ Văn Trưng, ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, bắt đầu xuống giống vụ dưa lưới cuối năm. Đáng nói là dưa lưới được ông trồng trong khu nhà kín nên có thể giúp dây dưa tránh được những bất lợi của thời tiết bên ngoài, cũng như ngăn chặn côn trùng, sâu bệnh tấn công. Hệ thống cung cấp nước được tự động thông qua các vòi tưới nhỏ giọt. Toàn bộ nước tưới được trữ sẵn trong các thùng nhựa composite có thể tích lên đến 2m3 được pha chế với nhiều hợp chất hữu cơ cần thiết đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cây. Nguồn nước pha chế cũng phải sạch từ trạm cấp nước tập trung. Vì vậy, chẳng những giúp không mất thêm thời gian phun xịt thuốc hóa học, bón phân mà còn góp phần tạo ra sản phẩm dưa lưới chất lượng.

Nhìn những thân dưa đang vươn mình trên các sợi dây giăng thẳng đứng thành hàng ngay ngắn, ông Trưng bật mí thêm, quy trình sản xuất ở đây khép kín hoàn toàn. Từ giá thể trong bầu nuôi dưỡng cây (sơ dừa, tro trấu) được ủ bằng men vi sinh, nấm Trichoderma cho đến dưỡng chất bổ sung đạm, lân, kali, sắt, kẽm… đều có nguồn gốc sinh học, hữu cơ. Việc thụ phấn cũng được thực hiện bằng thủ công chứ không can thiệp bằng bất cứ chất kích thích nào khác như phương pháp xử lý ra hoa, đậu trái thông thường. Vậy nên sản phẩm làm ra luôn an toàn cho sức khỏe người trực tiếp sản xuất và sử dụng.

Nhờ áp dụng quy trình canh tác bài bản, lại dễ dàng truy nguyên nguồn gốc nên sản phẩm dưa lưới do ông Trưng sản xuất ra đều được những doanh nghiệp ngoài tỉnh đến thu mua, sau đó dán nhãn mác rồi tiếp tục cung ứng cho các siêu thị trong cả nước, kể cả xuất khẩu đi nước ngoài.

Tiền đề cho nông nghiệp hữu cơ phát triển

Càng về cuối năm, việc đồng áng của anh Huỳnh Tường Dương, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, càng bộn bề gấp bội khi mà anh vừa phải chăm sóc rẫy khóm, vừa phụ giúp các thành viên khác trong nhà chuẩn bị nguyên liệu chế biến một số đặc sản mứt, rượu, nước ép khóm theo phương thức truyền thống để cung ứng nhu cầu du khách gần xa đến tham quan điểm du lịch cộng đồng khóm Cầu Đúc do gia đình mình quản lý dịp đầu xuân.

Dù vất vả cả ngày nhưng trên khuôn mặt anh thường hiện rõ sự lạc quan về vụ khóm tết thành công, du khách sẽ đến nơi đây thăm thú đông vui hơn.

Anh lạc quan cũng phải, vì những tháng cuối năm, điểm du lịch của gia đình anh đã đón tiếp nhiều đoàn khách đến từ các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực ĐBSCL như Bến Tre, Vũng Tàu, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh... Họ đến đây chủ yếu là để thỏa sức khám phá điều mới lạ trong môi trường sinh thái trong lành trên khu đất trồng khóm rộng 2ha. Cụ thể là tận tay bơi xuồng dưới mương nước trong veo, ngắm nhìn từng liếp khóm đang đâm chồi, ra trái xung quanh; rồi được thưởng thức các đặc sản chế biến từ khóm Cầu Đúc, có hương vị đặc trưng riêng của vùng đất Hỏa Tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Hai năm qua, tôi là một trong những thành viên của HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (xã Hỏa Tiến) theo đuổi quy trình canh tác khóm VietGAP. Trong đó, tôi thường sử dụng phân hữu cơ khoáng trung vi lượng bón bổ sung, chứ không phun xịt thêm thuốc kích thích hay chất hóa học nào khác nên rẫy khóm phát triển tự nhiên. Khi cây bị bệnh thì nhổ bỏ trồng lại bằng nguồn giống mới sạch bệnh. Chưa kể là cỏ mọc trên liếp đều làm bằng tay, cho nên sản phẩm đảm bảo an toàn từ ngoài rẫy cho đến bàn ăn, còn du khách được tận hưởng không khí trong lành nơi hương đồng cỏ nội”, anh Dương bộc bạch.

Có thể thấy, hướng kết hợp giữa sản xuất khóm thương phẩm theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm với làm du lịch cộng đồng đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu gia tăng thu nhập cho người dân; đồng thời quảng bá thương hiệu khóm Cầu Đúc đến với du khách gần xa. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đánh giá cao tư duy canh tác mới của nhà nông ngày nay thông qua việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác thông minh trên vườn trái cây có múi đạt tiêu chuẩn GAP; mô hình trồng lúa theo Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) hay chuỗi liên kết và cung ứng rau an toàn,…

“Từ những mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn mang lại hiệu quả tích cực bước đầu, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục định hướng, khuyến khích người dân duy trì và từng bước chuyển dần sang phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ thực thụ. Tức là áp dụng quy trình canh tác phù hợp với môi trường sinh thái tự nhiên, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng... Qua đó, giúp nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực hiện có nhãn hiệu của tỉnh trên thương trường trong và ngoài nước”, ông Long kỳ vọng.

Nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã phần nào cho thấy bước chuyển tích cực trong tư duy sản xuất nông nghiệp từ số lượng sang chất lượng của người dân Hậu Giang trên bước đường hội nhập.

Toàn tỉnh hiện có 11 nông sản chủ lực được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản. Trong đó có nhiều sản phẩm như cam sành, khóm, cá thát lát… đã phát triển thành thương hiệu và được sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

Bài, ảnh: GIA NGUYỄN