Thíđiểm từ ngày 1/1/2025
Ông Võ Anh Tuấn,íđiểmTrungtâmphụcvụhànhchínhcôngmộtcấptạiBìnhDươsoi kèo ajax hôm nay Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho biết, theo Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (TTPVHCC), trong giai đoạn I (từ nay đến 31/12/2024), sẽ thực hiện quản lý song trùng TTPVHCC tỉnh cùng các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện quản lý số lượng biên chế, nhân sự thực hiện nhiệm vụ tại các Chi nhánh Trung tâm như hiện trạng.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025 đến 31/12/2025, tiếp nhận, bàn giao hiện trạng biên chế của TTPVHCC tỉnh, cấp huyện về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Đồng thời, rà soát, xem xét bổ sung thêm biên chế công chức, viên chức cho Trung tâm để đảm bảo về cơ cấu tổ chức theo quy định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Bình Dương tổ chức thí điểm mô hình hành chính công một cấp từ ngày 1/1/2025. |
Trụ sở làm việc của TTPVHCC cấp tỉnh, cấp huyện tiếp tục bố trí trụ sở làm việc của TTPVHCC đặt tại TTPVHCC tỉnh và các TTPVHCC cấp huyện như hiện trạng để tận dụng tối đa các trụ sở làm việc hiện có và đảm bảo các yêu cầu.
Về hạ tầng trang thiết bị, trước mắt, tận dụng nguyên trạng trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có và các hồ sơ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của TTPVHCC tỉnh, cấp huyện và một số Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã, để thực hiện công tác. Giao UBND các huyện, thành phố tiếp tục quản lý các Chi nhánh TTPVHCC trong thời gian thí điểm đến khi triển khai phương án mua sắm, thuê trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của TTPVHCC một cấp tỉnh Bình Dương. Về biên chế, nhân sự của TTPVHCC gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm; công chức, viên chức thuộc biên chế của Trung tâm.
Chia làm 3 giai đoạn
Trước đó, để chuẩn bị cho công tác thí điểm, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ do ông Ngô Hải Phan – Cục trưởng Cục Kiểm soát cải cách hành chính làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về xây dựng Đề án triển khai thí điểm Mô hình TTPVHCC một cấp trực thuộc UBND tỉnh.
Cục Kiểm soát cải cách hành chính, Văn phòng Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về việc xây dựng Đề án triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND tỉnh. |
Ông Trương Công Huy – Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng và tổ chức thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND tỉnh, vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh kết nối với Cổng Dịch vụ công (DVC) Quốc gia, các cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống nền tảng dùng chung.
Thông qua việc thí điểm mô hình để đánh giá, đề xuất việc nhân rộng mô hình và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các Bộ phận một cửa hiện nay.
Đổi mới cách thức tiếp nhận TTHC theo hướng chuyển từ phân chia Bộ phận một cửa theo cấp, đơn vị hành chính sang mô hình theo khu vực, quản lý tập trung, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện tiếp nhận, trả kết quả đa ngành, đa lĩnh vực và không phụ thuộc vào địa giới hành chính, bảo đảm mỗi người dân đều có thể tiếp cận với các DVC được cung cấp trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5 km, phù hợp với nơi sinh sống, học tập, công tác.
Theo mục tiêu của đề án, Bình Dương tập trung thực hiện hiệu quả việc số hóa, khai thác, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, đạt mục tiêu 100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng; không yêu cầu khai, nộp những thông tin, giấy tờ cơ quan Nhà nước đã có và quản lý ở dạng điện tử.
Đổi mới cách thức tiếp nhận TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC. |
Nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC đạt tối thiếu 95%, trong đó 100% hồ sơ TTHC đều được công khai, minh bạch quá trình tiếp nhận, giải quyết để tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát, đánh giá; bảo đảm trải nghiệm dịch vụ giữa các Bộ phận một cửa thống nhất, đồng bộ. Tăng năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết TTHC thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC.
Cụ thể, năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của một nhân sự trực tại Bộ phận một cửa trong một năm lên mức tối thiểu trên địa bàn tỉnh là 1.600 hồ sơ; vùng nông thôn 1.200 hồ sơ; vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn 800 hồ sơ (trừ trường hợp tổng số hồ sơ tiếp nhận trong năm/1 Bộ phận một cửa ít hơn chỉ tiêu trên). Giảm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân xuống trung bình còn tối đa 15 phút/1 lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/1 hồ sơ vào năm 2025.
Đề án chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 30/9 đến ngày 31/12/2024: Triển khai thành lập, ra mắt TTPVHCC một cấp. Giữ nguyên 9 chi nhánh với tên gọi TTPVHCC. 91 Bộ phận một cửa của 91 xã, phường, thị trấn vẫn giữ nguyên tên gọi.
Giai đoạn 2, từ ngày 1/1/2025 đến ngày 30/6/2025, TTPVHCC tỉnh sẽ kiện toàn nhân sự một cửa để xem xét phương án bố trí nhân sự từ các sở ngành, phòng ban chuyên môn, nhân sự Bưu điện, nhân sự chuyên trách phù hợp tình hình thực tiễn. Kết hợp ban hành danh mục Phi địa giới hành chính trong tiếp nhận TTHC. Thành lập 9 chi nhánh TTPVHCC (loại 1) trên cơ sở gộp chi nhánh 9 địa phương cấp huyện và 9 Bộ phận một cửa của các phường, thị trấn trung tâm; giữ nguyên 82 Bộ phận một cửa cấp xã như hiện trạng.
Giai đoạn 3, từ ngày 1/7/2025 đến hết năm 2025, rà soát lựa chọn tích hợp một số điểm một cửa các phường tại các thành phố để thành lập chi nhánh mới hay điểm một cửa liên phường khi đáp ứng các yêu cầu về trụ sở, cự ly di chuyển, số lượng hồ sơ phát sinh, nhân sự và kết quả thực hiện thí điểm giai đoạn 2 và tiêu chí tổ chức, doanh nghiệp và người dân tiếp cận DVC trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5 km. Đồng thời mở rộng phạm vi danh mục Phi địa giới hành chính trong tiếp nhận TTHC.
Phấn đấu thành lập thêm 10 chi nhánh loại II, giảm 34 điểm một cửa. Toàn tỉnh chỉ còn 20 chi nhánh (1 chi nhánh đặc biệt tại tỉnh, 9 chi nhánh loại I và 10 chi nhánh loại II), 48 điểm một cửa (hiện trạng 101 đơn vị: 1 Trung tâm cấp tỉnh, 9 Trung tâm cấp huyện và 91 bộ phận một cửa), giảm 51% so với hiện trạng…
BìnhDương có nhiều thuận lợi
Theo đánh giá của các thành viên Văn phòng Chính phủ, trong 4 địa phương được chọn thí điểm (Bình Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, TP. HCM), Bình Dương có điểm xuất phát thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng với Trung tâm hành chính công tập trung; các TTPVHCC cấp huyện được triển khai từ sớm; Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cơ bản đáp ứng nhiệm vụ; điều kiện vị trí địa lý giữa các địa phương trong tỉnh đồng đều, tốc độ đô thị hóa cao. Những yếu tố này sẽ thuận lợi cho Bình Dương triển khai Đề án.
Bình Dương có thuận lợi về cơ sở hạ tầng với Trung tâm hành chính công tập trung cùng các TTPVHCC cấp huyện được triển khai từ sớm. |
Bà Nguyễn Tuyết Minh – Trưởng phòng 4, Cục kiểm soát TTHC cho rằng, tỉnh cần đánh giá tổng thể lại hiện trạng hiện nay, rà soát các tiêu chí về vị trí địa lý, dân số, tỷ lệ hồ sơ phát sinh, nhân sự… so sánh từ thực tiễn và xác định phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu của Đề án và từ đó có phương án, có sự chuẩn bị, xây dựng lộ trình triển khai.
Đặc biệt về công tác nhân sự, Tổ xây dựng Đề án xác định lại nhân sự, quy hoạch lại bộ phận một cửa nhằm chuyên nghiệp hóa, đào tạo nhân sự thay thế để thực hiện TTHC đa ngành, đa lĩnh vực. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), mọi yêu cầu gửi về Trung tâm đều được tiếp nhận và giải quyết.
Ông Nguyễn Đình Lợi – Phó Trưởng phòng 2, Cục kiểm soát TTHC cho rằng, bài toán cần giải trong thực hiện Đề án là phải đáp ứng hạ tầng CNTT và nhân sự một cửa đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ, kỹ năng ứng xử, giao tiếp với nhân dân nhân. Đối với lĩnh vực CNTT, trước tiên, Đề án phải xác định nhiệm vụ đầu tư nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, quá trình triển khai thời hạn nào hoàn thành; xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo mọi yêu cầu gửi về Trung tâm đều được tiếp nhận và giải quyết.
Ông Ngô Hải Phan – Cục trưởng Cục Kiểm soát cải cách hành chính cho biết, để triển khai Đề án hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, Bình Dương cần khơi thông các điểm nghẽn, giải quyết được những vướng mắc, hạn chế như: cần giải quyết tốt về cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu cần tập trung, hệ thống dữ liệu liên thông từ cấp đến cấp tỉnh, làm tốt việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, liên thông với xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, đánh giá, nâng cấp lại toàn bộ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Đồng thời cần nâng cấp về hạ tầng và quyết liệt đổi mới toàn bộ về chất lượng phục vụ.
Nềntảng đã sẵn sàng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho biết, về "Triển khai Hệ thống thông tin (HTTT) giải quyết TTHC và việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa". Bình Dương đã hoàn thành triển khai 31/53 DVC thiết yếu, trong đó đã thực hiện 25/25 (100%) DVC thiết yếu theo Đề án 06 và 06/28 DVC theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hệ thống thông tin (HTTT) giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương hiện đã đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp với giao diện đơn giản, thân thiện. |
Đồng thời, trên HTTT giải quyết TTHC tỉnh đang cung cấp 1.905 DVC trực tuyến cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó, có 681 DVC trực tuyến toàn trình để có thể thực hiện TTHC tại nhà, 1.014 DVC trực tuyến một phần và 677 DVC được tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến.
HTTT giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương hiện đã đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp với giao diện đơn giản, thân thiện. Các tính năng nổi bật bao gồm tìm kiếm TTHC dễ dàng, đăng nhập bằng tài khoản VNeID, thanh toán trực tuyến, chữ ký số công cộng và eForm tự động điền thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dân và doanh nghiệp không cần nhập lại thông tin, có thể ký số và nộp trực tuyến; ngoài ra, có thể theo dõi trạng thái hồ sơ qua email, Zalo Bình Dương SmartCity và Ứng dụng Bình Dương Số để cập nhật thông tin kịp thời.