Theângtỷlệkýquỹlênkhôngtácđộngđếnthịtrườngchứngkhoánphákeo ma layo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khi mở cửa thị trường phái sinh, cơ quan quản lý đã có sự cân nhắc giữa các yếu tố rủi ro thị trường và tạo lực hấp dẫn dòng vốn đầu tư vào sản phẩm mới để quy định tỷ lệ ký quỹ 10%. Tuy nhiên, đến nay, dòng tiền tham gia thị trường phái sinh đã tăng trưởng rất nhanh. Trong bối cảnh thị trường chung đang trong chu kỳ điều chỉnh, nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước tạo ảnh hưởng khiến chỉ số có những phiên biến động mạnh, buộc nhà quản lý phải tính toán lại tỷ lệ ký quỹ để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cũng cho rằng, tỷ lệ dao động của chỉ số VN30 đang tăng dần về gần các biên an toàn ước tính nên việc đề xuất điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ lên 13% là phù hợp với bối cảnh hiện tại nhằm phòng ngừa rủi ro mất khả năng thanh toán của nhà đầu tư.
VSD nhận định, mức đề xuất 13% nằm trong biên độ tính toán theo phương pháp luận đã công bố là phù hợp với tình hình biến động thị trường hiện nay và nằm trong biên độ tính toán dao động từ 11,2% đến 14,5%. Mức tăng này cũng không quá cao để gây áp lực nộp bổ sung ký quỹ cho các nhà đầu tư khi chính thức đưa vào áp dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường.
Với thay đổi này, nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng tỷ lệ 13% là phù hợp và sẽ không tác động nhiều đến thị trường. Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI Retail Research), việc nâng tỷ lệ ký quỹ ban đầu đồng nghĩa với việc cắt giảm tỷ lệ đòn bẩy đối với nhà đầu tư phái sinh. Tỷ lệ ký quỹ thực tế sau khi tính toán cộng thêm các ngưỡng sử dụng tài khoản cho phép và biên độ dao động giá sẽ cao hơn tỷ lệ ký quỹ thông báo. Với tỷ lệ ký quỹ 10% như trước đây, thì tỷ lệ ký quỹ thực tế tối thiểu các công ty chứng khoán có thể áp dụng là 12,5%, tương đương tỷ lệ đòn bẩy là 1:8. Với tỷ lệ ký quỹ mới áp dụng là 13%, tỷ lệ ký quỹ thực tế cũng phải nâng lên tương ứng trên 16% để đảm bảo cho các CTCK không vi phạm quy chế của VSD, tương đương tỷ lệ đòn bẩy giảm xuống 1:6.
"Mặc dù tỷ lệ đòn bẩy giảm, các lợi thế về giao dịch T+0 và bán trước mua sau trong xu thế giá xuống vẫn là lợi thế quan trọng của các hợp đồng tương lai. Việc tăng tỷ lệ ký quỹ sẽ dẫn đến một số tài khoản bị gọi bổ sung ký quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể lựa chọn bổ sung ký quỹ để duy trì số lượng hợp đồng đang nắm giữ, hoặc đóng bớt vị thế hợp đồng mà không cần phải bổ sung tiền. Do đó, quyết định nâng tỷ lệ ký quỹ có thể không tác động nhiều tới dòng tiền trên thị trường phái sinh cũng như thị trường cơ sở", SSI Retail Research nhận định.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng, việc thay đổi tỷ lệ ký quỹ không phải hiếm trên thế giới. Đây là công cụ để các sở giao dịch điều tiết thị trường bằng cách điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ này phù hợp với diễn biến thị trường và mức độ rủi ro hiện hữu. Cụ thể, họ có thể nâng tỷ lệ ký quỹ khi nhận thấy rủi ro thị trường đang có xu hướng gia tăng và giảm tỷ lệ ký quỹ khi rủi ro giảm bớt.
SSI Retail Research lưu ý 2 điểm về việc tăng tỷ lệ ký quỹ với giao dịch phái sinh: |