“Siêu tăng” T-90S của Ấn Độ bị tiêu diệt trên chiến trường Ukraine?ket quabongda Tại sao phương Tây không thể đồng ý về việc gửi bao nhiêu hỗ trợ quân sự cho Ukraine? |
Hình ảnh về mảnh vỡ tên lửa không đối không tầm xa R-37M mà các binh sĩ Ukraine được cho là đã tìm thấy đã được đăng lên mạng xã hội vào ngày 12/2. Tên lửa tầm xa này của Nga được coi là “có một không hai” và đã “hoành hành không đối thủ” ở Ukraine một thời gian dài.
Thời gian qua, trước các hệ thống phòng không được bố trí dày đặc tại các vị trí chiến lược của Ukraine, các máy bay chiến đấu của Nga đã không thể tự do hoạt động trong không phận của Ukraine, với R-37M, các phi công Nga đã bắn hạ thành công nhiều máy bay chiến đấu của Ukraine.
Điều này làm cho việc phát hiện ra mảnh vỡ có ý nghĩa quan trọng đối với Quân đội Ukraine và các đồng minh phương Tây. Trước đó, Quân đội Ukraine cũng đã nhận “xác” tên lửa hành trình Kh-101 của Nga bị bắn rơi, còn tương đối nguyên vẹn.
Tên lửa không đối không R-37M của Nga |
R-37M là tên lửa không đối không hiện đại có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly gần 300 km. Nó được thiết kế để hạ gục nhiều mục tiêu trên không, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và trực thăng từ ngoài tầm với của bất kỳ máy bay chiến đấu hoặc đơn vị phòng không nào.
Tính năng làm cho loại tên lửa này của Nga trở nên nguy hiểm hơn nữa đó là hệ thống dẫn đường, R-37M hoạt động có sự kết hợp giữa radar của máy bay, hệ thống dẫn đường quán tính và một radar lắp trong tên lửa. Điều này làm tăng đáng kể khả năng không chiến của các máy bay được trang bị R-37M.
Hơn nữa, tên lửa R-37M có chứa chất nổ phân mảnh cao, cho phép máy bay chiến đấu của Nga bắn hạ máy bay phản lực của Ukraine với sức công phá khủng khiếp. R-37M được ví là sát thủ trên không nhờ khả năng tấn công mục tiêu ấn tượng. Tên lửa có tốc độ hơn 7.400 km/giờ, tầm bắn lên đến 398 km, xa hơn nhiều so với AIM-54 Phoenix của Hải quân Mỹ có tầm bắn chỉ 190km.
R-37M dùng động cơ nhiên liệu rắn tăng cường, được trang bị radar chỉ thị mục tiêu Agat 9M1103M-350 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 70km và khóa mục tiêu ở cự ly 40km. Khi tới gần mục tiêu, R-37M sẽ bật radar dẫn đường và tăng tốc nhanh chóng lên vận tốc siêu vượt âm, khiến đối phương không kịp trở tay.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố lần đầu tiên sử dụng loại tên lửa này là vào đầu tháng 11/2022, đồng thời cho biết một chiếc Su-35S mang theo tên lửa R-37M đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Ukraine.
Công ty Nghiên cứu và sản xuất tên lửa không đối không nổi tiếng của Nga Vympel cho biết, quá trình phát triển loại tên lửa này bắt đầu vào giữa những năm 2000, ban đầu chỉ có máy bay chiến đấu MiG-31 Foxhound được cho là mang R-37M.
MiG-31 có thể bay cực nhanh với tốc độ Mach 2,5 trong thời gian ngắn, bán kính chiến đấu vượt quá 700 km. Máy bay cũng có khả năng bay cao lên 18.000 m. Với tầm hoạt động như vậy, MiG-31 hầu như nằm ngoài tầm với của mọi hệ thống phòng thủ mà Ukraine đang sở hữu.
Phi công điều khiển MiG-31 có thể bắn tên lửa R-37M gắn dưới bụng máy bay vào các mục tiêu cách xa hơn 300km, tính từ vị trí của họ trên không. Tuy nhiên, tên lửa R-37M được cho là hoạt động tốt nhất ở phạm vi không quá 128km. Trong khi đó, một chiếc Su-27 của Ukraine chỉ có thể phóng tên lửa Vympel R-27 nhằm vào mục tiêu cách xa 50km.
Máy bay chiến đấu của Nga mang theo R-37M đã “làm mưa làm gió” ở Ukraine |
Các nhà sản xuất của Nga sau đó đã quyết định cải tiến loại vũ khí này để tương thích hơn với các máy bay chiến đấu của Nga như Su-30, Su-35 và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57. Một báo cáo của RUSI tháng 11/2022 cho biết, Nga đã bắn tới 6 quả R-37M/ngày trong tháng 10. Theo nhật báo Izvestia/Nga, máy bay Su-35S bắt đầu thực hiện các phi vụ mang theo R-37M vào năm 2020. Máy bay này có thể mang 4 quả R-37M.
Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố các video về các lần xuất kích của Su-35S và Su-30SM vào ngày 01/11. Su-35S và Su-30SM của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đang tuần tra trên không thì được báo cáo là đã phát hiện ra một máy bay không xác định của Ukraine và đã phá hủy nó bằng R-37M.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 được cho là cũng đã tham chiến và cũng bắn tên lửa tầm xa này. Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh, chiếc máy bay tàng hình này có khả năng chỉ bay qua lãnh thổ Nga và phóng tên lửa không đối đất hoặc không đối không tầm xa vào Ukraine.
Truyền thông Mỹ dẫn lời một phi công MiG-29 Ukraine gọi tên lửa không đối không tầm xa R-37M là “hung thần trên không”, tốc độ, tầm hoạt động và độ cao của máy bay cũng như tên lửa Ukraine không đủ để đối phó hiệu quả với những tên lửa như vậy.