Công bố PAPI 2018: Người dân hài lòng hơn với dịch vụ công | |
Từ 1/4 triển khai thủ tục phòng vệ thương mại chỉ cần ngồi nhà bấm nút | |
Tạo thuận lợi cho người dân,ĐểtưnhânlàmdịchvụcôngMộtmũitêntrúngnhiềuđílịch thi đấu giải vô địch bóng đá ý DN thông qua dịch vụ công trực tuyến |
Hoạt động cấp C/O tại VCCI. Ảnh: H.Dịu |
Sáng 15/5, tại Hà Nội, VCCI phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của tư nhân trong cung cấp dịch vụ công”.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay, việc xóa bỏ độc quyền của Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công là xu hướng tự do dân chủ của nhiều nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, Nhà nước và khối tư nhân đã có sự thu hẹp khoảng cách, nhiều lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế đã có sự tham gia của tư nhân. Điều này có được là nhờ khu vực tư nhân đã tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Theo ông Lộc, dù vậy, hiện vẫn còn tình trạng, các cơ quan Nhà nước vừa làm chính sách vừa thực thi chính sách, theo một quy trình gần như khép kín dẫn tới tình trạng không minh bạch. Nhiều dịch vụ chỉ mang tính chất đăng ký, thông báo, người dân và doanh nghiệp đơn thuần chỉ phải thông báo với cơ quan quản lý, nhưng thực tế làm việc lại phải thành cơ chế “xin – cho”. Thậm chí, việc kiểm tra tuân thủ các dịch vụ công cũng do chính cơ quan Nhà nước thực hiện.
"Nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nghĩa là vừa làm sân chơi, vừa làm trọng tài, thậm chí còn là cầu thủ luôn. Điều này không phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường", ông Lộc nhấn mạnh.
Chính vì những nguyên nhân này, vị chủ tịch VCCI đã nêu ra nhiều lợi ích của việc tư nhân hóa các dịch vụ công, theo ông, việc này sẽ “một mũi tên trúng nhiều đích”.
Theo đó, tư nhân hóa dịch vụ công sẽ thoái được sức Nhà nước khỏi những dịch vụ không cần thiết như: xúc tiến thương mại, đầu tư, cấp giấy chứng nhận, cấp C/O… Từ đó, hoạt động này sẽ làm giảm chi tiêu, tinh gọn bộ máy, tập trung vào phục vụ chức năng cốt lõi của Nhà nước là xây dựng thể chế. Ngoài ra, việc tư nhân hóa dịch vụ công còn giúp tránh sự chồng chéo, ngăn ngừa xung đột lợi ích, tránh tham nhũng; không chỉ thu hút được nguồn lực tài chính mà còn thu hút được trí tuệ, kinh nghiệm của khối doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, điều này còn giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng chức năng hoạt động, góp phần làm lớn mạnh khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cũng thẳng thắn nhận định, dù chuyển giao nhưng Nhà nước vẫn phải kiểm soát hoạt động để đảm bảo luật chơi công bằng và chất lượng dịch vụ. Bởi tư nhân tham gia vào dịch vụ công sẽ đặt ra những vấn đề về hiện tượng tự tăng giá, độc quyền, “sân sau”…
Đồng quan điểm, ông Michael Greene, Giám đốc USAID tại Việt Nam cho biết, tới năm 2022, Việt Nam cần 26 tỷ USD cho các dự án hạ tầng nên cần những cách thức đầu tư và triển khai hiệu quả.
Vị chuyên gia này cho rằng, Nhà nước chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho đất nước. Do đó, ông Michael Greene rất hoan nghênh việc Việt Nam đang xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), giúp hoạt động này được đưa vào khuôn khổ, thúc đẩy môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Nói thêm về việc tư nhân hóa các dịch vụ sự nghiệp công, ông Đoàn Tiến Giang, chuyên gia về PPP cho rằng, việc này có cả ưu và nhược điểm, nên để đảm bảo thành công, phải có sự giám sát chặt chẽ, đấu thầu minh bạch và hợp đồng có các điều khoản được cấu trúc tốt.