【brighton vs mu】Keangnam Vina: Kinh doanh bết bát, âm vốn lấy gì trả kinh phí bảo trì cho dân?
Trong năm 2014,ếtbátâmvốnlấygìtrảkinhphíbảotrìchodâbrighton vs mu chủ đầu tư của tòa nhà cao nhất Việt Nam ghi nhận khoản lỗ gần 1.300 tỷ đồng, nâng tổng số lũy kế lên gần 3.600 tỷ đồng.
Tóm tắt
Đã có Ban quản trị được 3 năm nay, tuy nhiên, đến nay cư dân chung cư cao cấp Keangnam vẫn chưa nhận được hàng trăm tỉ đồng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của chung cư này.
-Theo Công ty Keangnam Vina, số tiền này đã được thu từ trước 2011, được chuyển vào tài khoản chung của công ty và đã đưa vào kinh doanh (không tách riêng như quy định).
-Kinh doanh của Keangnam Vina năm 2014 cũng không mấy sáng sủa, thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Vậy, Keangnam Vina lấy gì để hoàn trả khoản kinh phí này, liệu cơ quan quản lý có thể cưỡng chế khoản kinh phí này theo quy định mới,…là những vấn đề được đặt ra cho vụ việc này tại Keangnam.
Từ “đỉnh cao”…tới những bê bối
Tháng 8 năm 2007 tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Landmark Tower được khởi công xây dựng do Keangnam Vina là chủ đầu tư, với số vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD, trong đó có 2 tháp chung cư cao cấp 50 tầng và 1 tháp tổ hợp 72 tầng cao 336m, là công trình trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội khi đó.
Hơn 900 căn hộ cao cấp tại chung cư Keangnam cũng được bán ra từ đó, đắt như tôm tươi dù được bán với giá cao ngất ngưởng khoảng từ 2.700 USD/m2.
Khi hoàn thành Keangnam trở thành biểu tượng của Thủ đô trong thời đại mới. Cư dân háo hức khi được sống trong những căn hộ với nội thất sang trọng, hiện đại cùng dịch vụ được xem là cao cấp nhất Thủ đô.
Thế nhưng, cũng chính từ những “đỉnh cao” này trong những năm gần đây chung cư cao cấp Keangnam lại là dự án gặp nhiều bê bối nhất. Không ít lần chủ đầu tư phải hầu tòa với những vụ kiện, khiếu nại của cư dân, từ quản lý ngoại hối và thỏa thuận của hợp đồng, bàn giao căn nhà thiếu diện tích cho tới phí dịch vụ, kinh phí bảo trì…thậm chí là cả hành vi hành hung đánh người.
Và đến nay là những lùm xùm xung quanh vấn đề bê bối tham nhũng, nguy cơ phá sản của công ty mẹ tại Hàn Quốc. Lo lắng, đứng ngồi không yên với khoản kinh phí bảo trì hàng trăm tỉ đồng không biết số phận ra sao, mới đây cư dân Keangnam đã có văn bản gửi Thủ tướng đòi lại về cho Ban quản trị hồi đầu tháng 5 vừa qua.
Văn phòng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Hà Nội xem xét, kiểm tra làm rõ khiếu nại mà cư dân phản ánh. Ngày 29/5/2015, UBND quận Nam Từ Liêm đã có văn bản số 652/UBND -QLĐT yêu cầu công ty TNHH MTV Keangnam Vina bàn giao kinh phí bảo trì 2% của tòa nhà theo đúng quy định trước ngày 10/6/2015, đồng thời giao công an Quận Nam Từ Liêm thực hiện điều tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm về pháp luật của chủ đầu tư trong chiếm dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư Keangnam (nếu có).
Theo xác định của Keangnam Vina vào cuối 2014 khoản kinh phí bảo trì này là 125 tỉ đồng, tuy nhiên, phía cư dân không đồng ý và cho rằng khoản kinh phí này phải lên tới 160 tỉ đồng (chưa kể tiền lãi). Hiện hai bên chưa thống nhất được khoản tiền này.
Sau những động thái của cơ quan quản lý, Keangnam Vina cũng đã cam kết trả Ban quản trị theo phương án 20 tỉ đồng mỗi tháng kể từ tháng 7/2015. Thế nhưng, mới đây phía đại diện cư dân cho biết họ vẫn chưa nhận được đồng nào từ Keangnam Vina, và tiếp tục gửi văn bản tới Thủ tướng.
Đồng thời, đại diện cư dân cũng đã làm việc với chủ đầu tư thì được viện dẫn lý do bởi tài khoản công ty mẹ tại Hàn Quốc bị phong tỏa, tiền phí bảo trì thu từ trước 2011 và được chuyển vào tài khoản chung của công ty đã đưa vào kinh doanh (không tách riêng như quy định), việc cam kết trả 20 tỉ là tự công ty đưa ra chứ chưa xin phê duyệt của cấp trên…
Lấy gì để trả cư dân?
Theo quy định mới về kinh phí bảo trì chung cư (có hiệu lực từ 10/12/2015) thì chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn cho Ban quản trị, thì UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định cưỡng chế thu hồi.
Quy định này như một tin vui cho cư dân Keangnam cũng như công đồng dân chung cư khác. Chế tài dường như đã rõ và đủ mạnh để buộc chủ dự án phải thực thi đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với trường hợp Keangnam Vina thì câu chuyện lại không hề dễ dàng khi mà tiền bảo trì được công ty này thừa nhận đã đưa vào kinh doanh từ trước 2011.
Hơn thế nữa, qua tìm hiểu chúng tôi được biết hoạt động kinh doanh của Keangnam Vina trong thời gian qua khá bết bát. Những con số về tài chính của Keangnam Vina không mấy khả quan khi thua lỗ 1.280 tỉ đồng trong năm 2014, do Keangnam Vina phải chịu áp lực vay nợ quá lớn với con số nợ phải trả lên tới 13.544 tỉ đồng. Chỉ riêng năm 2014 chi phí tài chính của công ty này đã lên tới hơn 1.438 tỉ đồng, trong đó phần lớn là lãi vay hơn 1.000 tỉ đồng.
Kinh doanh bết bát dẫn tới Keangnam Vina thua lỗ, nợ đầm đìa. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2014 âm tới 3.591 tỉ đồng. Điều này dẫn tới công ty Keangnam Vina đối mặt với tình trạng âm vốn chủ sở hữu hơn 581 tỉ đồng. Với việc liên tục thua lỗ, Keangnam Vina đã nhiều lần bị nghi ngờ có hành vi chuyển giá.
Tuy nhiên, theo đơn kiến nghị của Ban quản trị chung cư Keangnam cho biết, ngày 28/8/2015 Ban quản trị có làm việc với Keangnam Vina và được Chủ tịch công ty này trả lời rằng hoạt động của Công ty tại Việt Nam vẫn tốt và có đủ điều kiện để trả quỹ bảo trì.
Thông tin mới nhất về vụ kinh phí bảo trì ở Keangnam, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản ngày 21/10/2015 chuyển kiến nghị của cư dân Keangnam cho UBND Tp.Hà Nội xem xét và giải quyết, theo quy định tại quy chế làm việc của Chính phủ.
Theo Nhật Minh (InfoNet)
Chậm bàn giao quỹ bảo trì chung cư sẽ bị xử lý mạnh tay: Có khả thi?