TheịtrườngđiệncạnhtranhTừsẽvậnhànhtrêngiấvillarreal – mallorcao Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, từ năm 2016 thị trường bán buôn cạnh tranh sẽ chính thức vận hành, dù là vận hành trên giấy. Từ 2017- 2018 sẽ vận hành thử nghiệm với những giao dịch thật sự. Từ 2019, thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ vận hành chính thức và đến 2021 sẽ có thị trường bán lẻ cạnh tranh.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại hội nghị.
“Chỉ còn 5-6 năm nữa sẽ có thị trường bán điện lẻ cạnh tranh. Thời gian không phải là dài nên phải nỗ lực cố gắng. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ thì không thể làm tốt được”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh.
Chính vì vậy Thứ trưởng yêu cầu: Cục Điều tiết điện lực tập trung nghiên cứu xây dựng đề án, cái gì thuộc thẩm quyền phải xử lý ngay, vượt thẩm quyền thì báo cáo lãnh đạo Bộ, Chính phủ để chỉ đạo; Xử lý những khó khăn vướng mắc của các đơn vị trong quá trình vận hành; thông tin hoạt động vận hành thị trường đến các đơn vị, khách hàng được thông suốt và đào tạo đội ngũ nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường điện.
Các đơn vị gián tiếp tham gia vẫn còn nhiều, số lượng còn lại lớn hơn số lượng tham gia, vì vậy Thứ trưởng yêu cầu các tập đoàn TKV, EVN, PVN phải hỗ trợ các nhà máy mới, những nhà máy chưa tham gia, sớm tham gia vào thị trường.
Theo Thứ trưởng, thị trường bán buôn điện chưa có tiền lệ ở nước ta. Khi xây dựng thiết kế chi tiết thị trường bán buôn phải thuê nhiều chuyên gia tư vấn nước ngoài và sự trợ giúp về vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Chính vì thế Thứ trưởng cho rằng cần phải vận hành trên giấy trước để phát hiện vướng mắc và kịp thời điều chỉnh và cần 2 năm nữa để vận hành thử nghiệm. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề nghị 3 tập đoàn lớn gồm Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và 5 Tổng công ty phân phối điện phải tích cực triển khai, tham gia vào thị trường.
“Chúng ta đang làm công việc chưa từng có tiền lệ nên để thống nhất nhận thức cũng khó. Chắc chắn kế hoạch triển khai sẽ gặp nhiều vướng mắc. Kế hoạch bán buôn của bộ rất thận trọng, thậm chí là “dò đá qua sông”. Cái quan trọng nhất là phải đảm bảo thị trường an toàn, tin cậy. Nếu để thị trường rối loạn sẽ không ai chấp nhận”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Về thị trường phát điện cạnh tranh, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, sau 3 năm vận hành, hiện đã có 59 nhà máy tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, tổng công suất gần 15.000 MW, chiếm gần 42% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Quan trọng hơn vận hành thị trường phát điện cạnh tranh vẫn duy trì hoạt động an toàn, tin cậy, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
“Cách đây 3 năm, khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã có rất nhiều băn khoăn vì nó còn rất mới. Nhiều người đặt câu hỏi “liệu hình thành trong ngành độc quyền như thế thì giải quyết thế nào? Tuy nhiên nếu nhìn vào hiện tại thì bước đầu vận hành phát điện cạnh tranh đã hoàn thiện và mang lại hiệu quả, lợi ích cho các bên”, Thứ trưởng đánh giá.
Theo lộ trình, thị trường điện Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển theo ba cấp độ. Phát điện cạnh tranh, bán buôn cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh. Hiện nay Việt Nam đang bước vào giai đoạn bán buôn điện cạnh tranh. Như vậy, khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh được vận hành chính thức vào năm 2019, EVN sẽ không còn thế độc quyền trong việc mua bán điện.
TheoInfonet
Giá điện bất hợp lý: Bộ Công Thương chân 'đá bóng', miệng 'thổi còi'