您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh
【udinese – salernitana】Bài 2: Nhận diện “mùa xuân” dưới góc nhìn cách mạng xã hội
88Point2025-01-25 10:09:24【Ngoại Hạng Anh】9人已围观
简介Đã có nhiều lời tán dương "Mùa xuân Arab" với những từ mỹ miều, như: “Làn sóng cách mạng”, “sức mạnh udinese – salernitana
Đã có nhiều lời tán dương "Mùa xuân Arab" với những từ mỹ miều,àiNhậndiệnmùaxuândướigócnhìncáchmạngxãhộudinese – salernitana như: “Làn sóng cách mạng”, “sức mạnh quần chúng”, “vì tự do và dân chủ”... Ngày nay, vẫn có không ít lời kêu gọi người dân các nước, trong đó có Việt Nam nên đi theo làn sóng "Mùa xuân Arab", thực hiện "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" để thay đổi chế độ.
Vậy "Mùa xuân Arab" và những kiểu “cách mạng” đó có thật sự mang lại hạnh phúc cho người dân? Chúng ta sẽ có câu trả lời khi “giải phẫu” nó dưới góc nhìn cách mạng xã hội.
Từ mùa xuân châu Âu đến "Mùa xuân Arab"
Năm 2015, khi kỷ niệm 5 năm "Mùa xuân Arab", truyền thông thế giới đã nhắc rất nhiều đến sự kiện chàng trai bán hàng rong Mohamed Bouazizi tự thiêu thổi bùng lên ngọn lửa “cách mạng”, tạo nên cơn địa chấn ở các nước Arab. Một trong những người gây ra sự kiện ấy, cô Faida Hamdy, viên thanh tra tịch thu quầy hàng rong khi trả lời báo chí đã nói: “Tôi ước gì mình đã không làm vậy. Tôi khởi đầu "Mùa xuân Arab". Và giờ thì chết chóc đang ở khắp nơi, cực đoan thì bùng nổ”.
Phát biểu đầy cảm xúc trên mới chỉ nhìn hiện tượng ở cái vỏ bên ngoài. Câu chuyện sâu xa hơn rất nhiều nếu nhìn lịch sử một cách toàn diện.
Cô Faida Hamdy từng thừa nhận đã khởi đầu "Mùa xuân Arab”. Ảnh: AFP
Theo PGS, TS Nguyễn Thanh Hiền (Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam): Thật ra không phải đến năm 2010-2011, thuật ngữ "Arab Spring" (Mùa xuân Arab) mới xuất hiện trong đời sống chính trị quốc tế. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2005 trong giới cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ George Bush và sau đó được ký giả Jeff Jacoby dùng làm tiêu đề cho một bài viết đăng trên báo The Boston Globe. Thuật ngữ này được dùng để gọi chung cho tất cả các biến động chính trị mà không ít người cho rằng có khả năng đem lại tự do và dân chủ cho khu vực Trung Đông xảy ra vào mùa xuân 2005. Sau đó "Mùa xuân Arab" được Tạp chí Chính sách đối ngoại của Mỹ sử dụng để mô tả biến động chính trị-xã hội khởi đầu từ Tunisia cuối năm 2010.
“Spring” trong tiếng Anh ngoài nghĩa là mùa xuân, còn có nhiều nghĩa khác, như: Giai đoạn mở đầu của một thời kỳ, xuất hiện, đâm chồi... Tại các cuộc cách mạng xảy ra ở châu Âu vào mùa xuân năm 1848, người dân nổi dậy đòi lật đổ chế độ quân sự với các phong trào mang tên gọi Springtime of peoples, Spring of Nations. Sau đó, vào năm 1968, cũng xuất hiện "Mùa xuân Praha" ở Tiệp Khắc với chương trình cải cách kinh tế và chính trị mang tư tưởng xét lại, muốn tự do dân chủ kiểu tư bản.
Một kiểu “cách mạng màu" xuất khẩu
Ông Christopher Brennan, nhà phân tích chính trị độc lập người Mỹ nhận định, "Mùa xuân Arab" được tiến hành dựa trên những nền tảng lý thuyết của các hoạt động can dự và lật đổ của phương Tây, như: Luận thuyết về “Sức mạnh quần chúng”, học thuyết “Can thiệp nhân đạo”, “Sức mạnh mềm”, “Chủ nghĩa đế quốc tự do”... Ông Brennan viết: “Các cuộc nổi dậy ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi sử dụng triệt để “sức mạnh quần chúng”. Trong các cuộc nổi dậy ở các nước Arab, phương thức này được đưa vào thực nghiệm. Các cuộc đảo chính những lãnh đạo Arab có tư tưởng độc lập đã liên tiếp diễn ra sử dụng phiên bản mới nhất: “Đảo chính kiểu mới” hay “Cách mạng màu”.
Khái niệm “Cách mạng màu” chỉ một chuỗi các “cuộc cách mạng” được tiến hành thành công hoặc không thành công trong nỗ lực lật đổ các chính phủ ở không gian hậu Xô viết. “Cách mạng màu” phản ánh các khái niệm có từ thời Viện Tavistock của Anh. Cơ quan này cho rằng, các khái niệm “kích động nổi loạn” và “đám đông thanh niên” được phát triển sau khi nghiên cứu hành vi đám đông trong các buổi biểu diễn nhạc rock. Họ đã phân tích hành vi của thanh niên dưới sự dẫn dắt của Tổ chức quốc tế của những người xây dựng thời thế (Situationalist International) gây bất ổn cho nước Pháp.
Trẻ em chính là nạn nhân của chiến tranh, xung đột hậu "Mùa xuân Arab". Ảnh: UNICEF
Theo nhiều nhà nghiên cứu, "Mùa xuân Arab" được thực hiện theo cái gọi là học thuyết phản kháng phi bạo lực của TS Gene Sharp, học giả tại Viện Albert Einstein (Mỹ). Với cuốn sách “Từ độc tài tới dân chủ”, viết cho phong trào dân chủ ở Myanmar vào năm 1993, ông này đã xuất khẩu cách đấu tranh bất bạo động để lật đổ chính quyền và trở thành “cẩm nang” cho nhiều phong trào lật đổ. Gene Sharp cũng chính là người được công nhận là tác giả chiến lược đằng sau cuộc lật đổ Chính phủ Ai Cập tháng 2-2011. Gene Sharp đã “vẽ đường” làm tan rã một quốc gia thông qua phản kháng phi bạo lực theo 3 giai đoạn: 1-Hình thành các hoạt động mềm như mít tinh, biểu tình chống chính phủ. 2-Làm mất uy tín bộ máy quyền lực nhà nước và các cơ quan quyền lực khác, vận động các quan chức và nhân viên chính phủ tham gia hoạt động phá hoại. 3-Trực tiếp lật đổ chế độ.
Một số học giả khác thì cho rằng, "Mùa xuân Arab" đã vận dụng những lý luận về các cuộc cách mạng sắc màu đã diễn ra ở Trung và Đông Âu kể từ năm 1989, như: “Cách mạng đường phố” ở Nam Tư (năm 2000), “Cách mạng nhung” ở Gruzia (năm 2003), “Cách mạng cam” ở Ukraine (năm 2004), “Cách mạng hoa Tulip vàng” ở Kyrgyzstan (năm 2005). Trong khi đó, làn sóng "Mùa xuân Arab" ẩn chứa nhiều cuộc cách mạng có tên gọi giống với các cuộc cách mạng sắc màu, như: “Cách mạng hoa nhài” ở Tunisia (năm 2011); “Cách mạng hoa sen” ở Ai Cập (năm 2011); hay hàng loạt các cuộc cách mạng đường phố diễn ra ở nhiều nước. Xét cho cùng, “cách mạng màu” chính là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lực chính trị có tổ chức nhằm lật đổ chính quyền đương nhiệm; đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới được nước ngoài hậu thuẫn. Thực chất, đó là những phương thức bạo loạn lật đổ phi vũ trang nhằm thiết lập một chính phủ thân nước ngoài. Sở dĩ gọi là “cách mạng màu” bởi những cuộc chính biến, bạo loạn lật đổ diễn ra ở các nước thường được gắn với một màu sắc mang tính biểu tượng văn hóa địa phương như “Cách mạng cam” ở Ukraine vì bởi phe đối lập lấy biểu tượng bang cờ màu da cam để trang bị cho cuộc biểu tình; ở Kyrgyzstan lấy hoa Tulip vàng-loài hoa nở rộ ở vùng rừng núi của Kyrgyzstan vào khoảng giữa tháng 3 hằng năm, cũng là thời điểm xảy ra chính biến (3-2005).
Sâu xa hơn thì "Mùa xuân Arab" hay "cách mạng màu" cũng đều bắt nguồn từ chiến lược "diễn biến hòa bình" (Peaceful evolution), còn có tên gọi khác nhau, như: “Chuyển hóa hòa bình” (Peaceful change), “Biến đổi hòa bình” (Peaceful transformation), “Cạnh tranh hòa bình” (Peaceful competition)...
Trong "Mùa xuân Arab", “công nghệ cách mạng” đều dựa trên cơ sở lý thuyết phản kháng phi bạo lực, không dùng bạo lực để lật đổ chính quyền như các cuộc đại cách mạng trên thế giới.
Trong tác phẩm “Sự bất hạnh của một đế chế”, GS Chalmers Johnson tại Đại học California (Mỹ) phân tích: Theo lý luận của chủ nghĩa đế quốc tự do, vấn đề cơ bản là ở chỗ coi “can thiệp nhân đạo”, “trách nhiệm bảo vệ” như là một cái cớ để can thiệp quân sự. “Chủ nghĩa đế quốc tự do” tiếp tục vận động và phát triển. Một phương thức mới của chủ nghĩa đế quốc hiện đại là sử dụng “cách mạng màu”. Còn Peter Ackerman tại Viện Albert Einstein (Mỹ) và Carl Gershman tại Quỹ Dân chủ quốc gia (Mỹ), những người ủng hộ phương thức này cho rằng, các chế độ thiếu thân thiện có thể bị lật đổ bởi tầng lớp thanh niên bất mãn thông qua tin nhắn, Facebook và Twitter... Chiến thuật “sức mạnh nhân dân” được phương Tây sử dụng như một nguồn động lực cho cái gọi là "Mùa xuân Arab" và sau đó nó được thay thế bởi chiến dịch can thiệp quân sự trực tiếp theo mô hình chiến tranh phi quy ước của phương Tây.
Không phải là những cuộc cách mạng thực sự
Những hệ lụy mà người dân các nước Arab phải gánh chịu như đã đề cập ở bài viết trước càng cho thấy, "Mùa xuân Arab" hoàn toàn không phải là các cuộc cách mạng như truyền thông phương Tây ngợi ca.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, về nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế-xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế-xã hội cao hơn. Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, giành chính quyền vẫn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chúng tôi đã nói rằng vấn đề căn bản của cách mạng là vấn đề chính quyền. Bây giờ phải nói thêm: Chính các cuộc cách mạng đã luôn luôn chỉ cho chúng ta thấy người ta đã làm lu mờ vấn đề đâu là chính quyền chân chính; các cuộc cách mạng ấy đã chỉ cho ta thấy sự khác nhau giữa chính quyền hình thức và chính quyền thực tế”.
PGS, TS Lê Phước Minh.
Như vậy, "Mùa xuân Arab" mặc dù có dẫn đến sự lật đổ chính quyền ở một số nước, nhưng không phải là một cuộc cách mạng thực sự bởi "Mùa xuân Arab" không tạo ra những thay đổi cơ bản về thể chế chính trị, cơ cấu giai cấp, hay sự thay đổi hình thái kinh tế-xã hội. "Mùa xuân Arab" đã lật đổ nhiều chính quyền qua các hình thức phi bạo lực nhưng không phải là những cuộc cách mạng xã hội với những cải biến sâu sắc trên mọi bình diện xã hội nên không thể tạo ra sự thay đổi về chất của xã hội.
"Nhiều cuộc bạo động đã không được dẫn dắt và lãnh đạo bởi những đảng phái chính trị chân chính, cách mạng nên không thể có cương lĩnh, đường lối cách mạng thực sự. Và với các hình thức bạo loạn lật đổ mang tính manh động thiếu kiểm soát thì các mâu thuẫn chính trị-xã hội sâu sắc về phân biệt chủng tộc và tôn giáo, thay vì được giảm thiểu thì trái lại, càng bị khoét sâu và trầm trọng hơn trong hàng chục năm sau đó". (PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông ) |
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, GS, TS Phạm Quang Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: “10 năm qua, phương Tây đã dùng mọi hình thức để can thiệp vào khu vực Bắc Phi-Trung Đông, với ý đồ xây dựng một nền “dân chủ” mới nhưng đã không thể thực hiện được. Qua đó ta thấy rằng, bất cứ thế lực bên ngoài nào cũng không thể áp đặt hay xây dựng một “chế độ” tốt đẹp hơn lên một quốc gia khác mà ở đó người dân không đồng thuận và không phù hợp với nền tảng lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội ở quốc gia đó. Hơn nữa, những cuộc biểu tình, lật đổ, thay đổi chính phủ dù thế nào cũng vẫn chưa phải là những cuộc cách mạng xã hội thực sự".
Còn theo PGS, TS Lê Phước Minh, Viện trưởng viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), nhiều cuộc bạo động đã không được dẫn dắt và lãnh đạo bởi những đảng phái chính trị chân chính, cách mạng nên không thể có cương lĩnh, đường lối cách mạng thực sự. Và với các hình thức bạo loạn lật đổ mang tính manh động, thiếu kiểm soát thì các mâu thuẫn chính trị-xã hội sâu sắc về phân biệt chủng tộc và tôn giáo, thay vì được giảm thiểu, thì trái lại, càng bị khoét sâu và trầm trọng hơn trong hàng chục năm sau đó.
Đây là điểm yếu căn cốt dẫn đến khi xong giai đoạn lật đổ chính quyền cũ, bước vào giai đoạn tổ chức xây dựng xã hội mới, các nước đều gần như không có cương lĩnh, đường lối, mô hình xã hội rõ ràng. Các cuộc “cách mạng” tự phát và thiếu một chính đảng cách mạng lãnh đạo sẽ chỉ mang lại một kết quả nửa vời, thậm chí thất bại cay đắng.
GS, TS Phạm Quang Minh.
Thực tế trên càng cho chúng ta thấy sự cần thiết phải có một lực lượng lãnh đạo đất nước đủ trí tuệ, năng lực và bản lĩnh; dựa trên một nền tảng lý luận và cương lĩnh vững chắc. Qua đây, càng thêm trân trọng, vững tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, như dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa”. Đó là một chặng đường có cơ sở khoa học từ thực tiễn đổi mới đất nước. Niềm tin là có cơ sở, không cho phép chúng ta đơn giản, chủ quan trước những lời kêu gọi đi theo một con đường khác.
Hiểu bản chất của "Mùa xuân Arab" là điều hết sức quan trọng để mỗi người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay hiểu được giá trị vĩ đại của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đổi mới. Đó cũng là cơ sở để không bị mơ hồ, ảo tưởng bởi những luận thuyết kêu gọi cách mạng đường phố, phản kháng phi bạo lực, xúi giục đấu tranh đòi lật đổ chế độ để có được tương lai tốt đẹp.
(Còn nữa)
Theo Báo Quân đội Nhân dân
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Bộ Công an tính giải pháp đưa thông tin sinh trắc học vào cơ sở dữ liệu Căn cước
- Dự báo thời tiết 19/2/2024: Miền Bắc gia tăng nắng trước khi đón không khí lạnh
- Dự báo thời tiết 14/2/2024: Miền Bắc nắng ấm, sắp có không khí lạnh tăng cường
- Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Lật tẩy vỏ bọc đại gia của nhóm Phan Công Khanh trong các vụ lừa đảo bán siêu xe
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Gió mùa đông bắc tràn về, trời chuyển mưa lạnh
- Tàu Malaysia chở 1.500 tấn gạo bị chìm trên biển Côn Đảo, 3 người mất tích
- Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Khởi tố bí thư xã ở Nam Định uống rượu gây tai nạn khiến 2 nữ sinh tử vong
热门文章
站长推荐
Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
Dự báo thời tiết 22/2/2024: Miền Bắc sáng sương mù, từ đêm đón không khí lạnh
Dự báo thời tiết 22/2/2024: Miền Bắc sáng sương mù, từ đêm đón không khí lạnh
Siêu cây dáng rồng được trả 3 tỷ đồng, chủ nhân không bán, để khách check
Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
Công an làm việc với tài xế ô tô 'tung cước' đạp ngã người đi xe máy ở Hà Nội
Người lao động mất ngủ nhận vé 'Chuyến xe mùa xuân' về quê đón Tết
Chân tướng và quá trình phạm tội của nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi ở Hà Nội
友情链接
- ASEAN và Nhật Bản hợp tác thu hồi kim loại quan trọng từ rác thải điện tử
- Giả mạo chứng từ để nhập khẩu rượu ngoại
- Hàn Quốc cân nhắc nâng mức hoàn thuế cho du khách nước ngoài
- Infographic: 7 tháng năm 2021, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng 2,3 lần
- Bộ trưởng Brazil thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng phó với hạn hán chưa từng có ở Amazon
- Hoàng hậu Bỉ nhảy sạp, chung vui cùng học sinh vùng cao Sa Pa
- Học phí và chỉ tiêu tuyển sinh thi vào lớp 10 của 242 trường ở TP.HCM 2023
- Thầy giáo bị xịt hơi cay liên tiếp vì thu điện thoại của học sinh
- Hàn Quốc: Dựng đài tưởng niệm nạn nhân xấu số trong vụ chen lấn chết người ở Itaewon
- Israel và Hamas đạt thỏa thuận ban đầu về lệnh ngừng bắn nhân đạo