【giải mã kèo nhà cái hôm nay】Dịch vụ tài chính phái sinh: Doanh nghiệp không “mặn mà”?

dich vu tai chinh phai sinh doanh nghiep khong man ma

DN nên quan tâm công cụ phái sinh

Rủi ro trong hoạt động

Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận trong đó người mua và người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, thời điểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại. Hợp đồng tương lai cho phép các bên mua bán với mức giá tương lai, không phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền chọn mua, quyền chọn bán một mặt hàng với mức giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng. Hợp đồng hoán đổi là thoả thuận về trao đổi lãi suất hoặc tiền tệ, thông thường là thanh toán tiền lãi. Hai bên sẽ trao đổi lãi của một đồng tiền sang lãi của đồng tiền khác. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung, được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng.

Công cụ phái sinh được hiểu là những công cụ phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất.

Theo điều tra 500 công ty lớn nhất thế giới tại 26 quốc gia khác nhau, có tới 92% các công ty trả lời rằng thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa và quản lí rủi ro. Thế nhưng những công cụ này dường như vẫn chưa phải là thói quen đối với DN Việt Nam.

Hàng năm, chỉ riêng các DN nước ngoài đã đưa vào Việt Nam một lượng vốn ngoại tệ lớn để đầu tư và trong số đó có không ít DN chỉ bán hàng trong nước, thu tiền đồng. Họ phải chuyển từ USD sang VND để thanh toán các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài.

Khi có lợi nhuận, DN chuyển tiền về nước và lại phải đổi từ VND sang USD. Bên cạnh đó là nhiều DN Việt Nam phải nhập 100% nguyên liệu để sản xuất hàng bán trong nước và XK. Các công cụ về rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này sẽ giúp DN tránh được khoản thiệt hại do trượt giá ngoại tệ nếu có.

Trên thị trường Việt Nam, đã có trường hợp một dự án đầu tư bằng dây chuyền, thiết bị công nghệ của châu Âu nên chủ dự án đã vay USD sau đó đổi thành Euro để mua thiết bị. Tại thời điểm tính chi phí vốn, giá USD khá cao so với Euro và chủ đầu tư đã không lường trước rủi ro tỷ giá có thể xảy ra.

Một thời gian sau, giá USD giảm mạnh so với Euro, dự án bị âm một lượng tiền khá lớn và buộc phải vay thêm ngần đó để cộng vào chi phí vốn. Có thể thấy mức độ biến động tỷ giá của một đồng tiền mạnh như Euro cũng ở mức rất cao. Vì vậy, sẽ có rủi ro lớn về tỷ giá đối với các dự án vay hay đầu tư bằng ngoại tệ mà không có dòng tiền thu được tương ứng bằng ngoại tệ đó.

Nhưng lại thờ ơ…

Bà Vũ Thị Hải Phượng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) phân tích, hầu như dự án nào vay vốn bằng ngoại tệ sản xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng một đồng tiền khác sẽ xuất hiện rủi ro, thậm chí tới hàng chục tỷ đồng sau khi quy đổi. “Hành lang pháp lý cho hoạt động này đã được Ngân hàng Nhà nước xây dựng từ năm 1999.

Và hiện nay thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam đã phát triển đầy đủ với các công cụ: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, quyền chọn, hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất luôn dẫn đầu trong các nhóm dịch vụ phái sinh, là công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá rất hiệu quả. Nhưng tại sao DN Việt Nam chưa mặn mà với công cụ hữu ích này?”- bà Phượng băn khoăn.

Giải thích bản chất dịch vụ phái sinh giữa ngân hàng và DN, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, DN thờ ơ với công cụ bảo hiểm này là do từ trước tới nay, khi giao dịch thương mại quốc tế, DN Việt Nam chỉ sử dụng USD và ít dùng ngoại tệ khác. Thói quen này được sự “hỗ trợ” từ chính sách “đồng tiền yếu” của Chính phủ nên DN lại càng không có chuyển động gì mới.

Bên cạnh đó, trình độ kinh doanh quốc tế của cán bộ quản trị tài chính trong DN, nhất là khu vực DN vừa, nhỏ vừa yếu vừa thiếu nên DN càng ngày càng xa lạ với dịch vụ phái sinh. “Trên thực tế, phần lớn DN, kể cả DN lớn cũng không có giám đốc ban tài chính mà chỉ có kế toán trưởng nên với cơ chế làm việc, trình độ của một kế toán trưởng khó có thể tư vấn tài chính hay đề xuất các giải pháp cơ cấu luồng tiền cũng như sử dụng các dịch vụ bảo hiểm đồng vốn” - TS. Thành phân tích thêm.

Nền kinh tế nước ta đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế…, vì thế DN cần nhanh chóng làm quen và sử dụng các công cụ phái sinh.

Song Trân