Ảnh minh họa. |
TheửaLuậtThủđôVẫncầncắtđiệnnướccôngtrìnhviphạdự đoán kết quả chelseao nghị trình, sáng 27/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo).
Trước đó, thảo luận tại tổ, một số vị đại biểu băn khoăn về quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Dự thảo.
Bởi đây là biện pháp không chỉ tác động đến tổ chức, cá nhân có công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi sai phạm, mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của các công dân đang sinh sống, lao động tại các công trình, cơ sở đó một cách ngay tình.
Vì vậy, đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ các trường hợp áp dụng biện pháp và quy định trình tự, thủ tục áp dụng chặt chẽ để bảo đảm thực sự thích đáng và có tính khả thi, phát huy được hiệu quả khi thực hiện, tránh tùy tiện và lạm dụng trong áp dụng pháp luật.
Báo cáo giải trình, Bộ Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng, việc nâng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn không quá 2 lần và mở rộng phạm vi áp dụng trên địa bàn toàn Thành phố đối với các hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực, như quảng cáo, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đủ mạnh (cắt điện, cắt nước) sẽ kịp thời ngăn chặn và xử lý dứt điểm, kịp thời các vi phạm hành chính. Các vi phạm hành chính sẽ giảm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, từ đó, bảo đảm tốt hơn an ninh trật tự, an toàn xã hội và tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy.
Bộ Tư pháp cũng dẫn số liệu báo cáo đánh giá tác động cho thấy: Từ năm 2016 đến hết năm 2020, số vụ cháy, nổ tăng 2.526 vụ, tăng 29 người chết, tăng 15 người bị thương, thiệt hại về tài sản 576 tỷ đồng. Tính đến ngày 19/4/2023, trên địa bàn Thành phố còn 2.601 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát để hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm quy định trình tự, thủ tục áp dụng chặt chẽ để bảo đảm thực sự thích đáng và có tính khả thi, phát huy được hiệu quả khi thực hiện, tránh tùy tiện và lạm dụng trong áp dụng pháp luật.
Liên quan đến biện pháp cắt điện nước, vào năm 2020 khi sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính nhiều vị đại biểu đã đề nghị không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm” vì việc áp dụng biện pháp này là can thiệp sâu vào quan hệ dân sự.
Bên cạnh nội dung trên, ý kiến liên quan đến quy hoạch, xây dựng, phát triển Thủ đô cũng được Bộ Tư pháp giải trình khi có ý kiến đề nghị cân nhắc việc phân quyền cho thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vì trên địa bàn thành phố Hà Nội có trụ sở của nhiều cơ quan trung ương nên cần có sự quản lý, kiểm soát và điều phối của Thủ tướng Chính phủ.
Theo cơ quan chủ trì soạn thảo thì quy định tại dự thảo Luật, nhằm tạo điều kiện chủ động cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng của các địa phương thường kéo dài trong vài năm, tạo nên độ trễ nhất định so với xu hướng, mục tiêu, định hướng và thực tiễn phát triển của địa phương. Mặc dù các quy hoạch đều có những dự báo, tính toán nhưng chủ yếu ở tầm vĩ mô, quá trình triển khai quy hoạch có thể cần phải có những điều chỉnh cục bộ để phù hợp với thực tế khách quan với điều kiện không phá vỡ các chỉ tiêu, định hướng của quy hoạch. Khi thực hiện thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch vẫn phải thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt nên sẽ tạo độ trễ trong việc thực hiện quy hoạch.
“Vì vậy, khoản 3 Điều 19 giao UBND thành phố Hà Nội quyết định điều chỉnh quy hoạch cục bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Tuy nhiên, để bảo đảm có sự quản lý, kiểm soát và điều phối của Thủ tướng Chính phủ nhất là đối với những khu vực quan trọng, có nhiều trụ sở của cơ quan trung ương, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định phù hợp”, báo cáo giải trình nêu.
Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi gồm 7 chương, 59 điều, dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ bảy vào giữa năm 2024.