La liga

【cska 1948】Anh, Pháp, Đức khẩn cấp ứng phó với Covid

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Chủ tịch Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, hạn chế sử dụng giao thông công cộngDịch Covid- cska 1948

anh phap duc khan cap ung pho voi covid 19 khi so ca mac va tu vong tang nhanhChủ tịch Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, hạn chế sử dụng giao thông công cộng
anh phap duc khan cap ung pho voi covid 19 khi so ca mac va tu vong tang nhanhDịch Covid-19 gây ra “cơn sóng thần kinh tế-xã hội” cho châu Âu
anh phap duc khan cap ung pho voi covid 19 khi so ca mac va tu vong tang nhanhĐại dịch Covid-19: Châu Âu choáng váng “tỉnh giấc“
anh phap duc khan cap ung pho voi covid 19 khi so ca mac va tu vong tang nhanh"Bóng đen" Covid-19 bao trùm nhiều nước châu Âu

Trong đó, lục địa Trung Quốc là 80.906 người mắc; 3.237 người tử vong; 173 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc 137.846 người mắc; 5.707 người tử vong.

anh phap duc khan cap ung pho voi covid 19 khi so ca mac va tu vong tang nhanh
Số ca mắc tại Pháp đã lên tới 9.134 ca với 264 ca tử vong. Ảnh: D.Ngân

Quốc gia có số mắc cao nhất ngoài Trung Quốc vẫn thuộc về Italy với 35.713 ca mắc, 2.978 ca tử vong.

Trong đó quốc gia đang tăng nhanh số ca mắc và tử vong là Tây Ban Nha với 14.760 mắc và 638 ca tử vong; Đức 12.327 ca mắc, 28 ca tử vong, Pháp 9.134 ca mắc, 264 ca tử vong; Thụy Sỹ 3.115 mắc, 33 tử vong; Anh 2626 mắc nhưng có tới 104 ca tử vong và Hà Lan là 2051 ca mắc và 58 ca tử vong.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ xác nhận hai người gốc Việt đã tử vong tại bang Washington vì bệnh do Covid-19 gây ra. Washington cũng là bang tâm điểm của đợt dịch bệnh này.

Bệnh nhân gốc Việt tử vong là hai người cao tuổi, đều sống tại viện dưỡng lão ở bang Washington. Một người sinh năm 1946, qua đời ngày 16/3 tại thành phố Seattle.

Trong thông điệp được phát trực tiếp toàn quốc lần đầu tiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mô tả cuộc khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra là thách thức lớn nhất đối với nước Đức kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Nhấn mạnh tình hình rất nghiêm trọng, Thủ tướng Merkel kêu gọi toàn thể dân chúng tuyệt đối tuân thủ các quy định và những hạn chế mà chính quyền liên bang và các bang đưa ra, nhấn mạnh, cần phải giảm thiểu tất cả những gì có thể gây nguy hiểm cho mọi người ở Đức.

Bà Merkel nêu rõ, cần phải tôn trọng việc duy trì khoảng cách lẫn nhau và việc đóng lại cuộc sống công cộng thường nhật là "vấn đề sống còn".

Thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh, những quy định áp đặt cho mọi hành động hiện nay là nhằm làm chậm sự lây lan của virus, có thể kéo dài nhiều tháng và giúp giành lợi thế về mặt thời gian nhằm ứng phó với dịch bệnh. Theo bà, tất cả sẽ phụ thuộc vào việc mọi người tuân thủ và thực hiện các hạn chế mà không có ngoại lệ với bất cứ trường hợp nào.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Merkel cũng đảm bảo cho các DN vừa và nhỏ, nhấn mạnh, Chính phủ Đức sẽ nỗ lực hết sức để bù đắp cho những tác động về kinh tế do dịch gây ra, trong đó có việc phải bảo đảm việc làm cho người lao động. Bà nêu rõ, Chính phủ Đức có thể và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp các doanh nghiệp và người lao động" vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay.

Tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố, tất cả các trường học trên cả nước sẽ đóng cửa từ ngày 20/3 do dịch Covid-19 diễn biến ngày càng xấu. Theo nhà lãnh đạo Anh, đây là biện pháp tăng cường cần thiết do số người mắc bệnh và tử vong đang gia tăng nhanh.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Anh có 104 người tử vong vì Covid-19 và số ca nhiễm virus Covid-19 tăng thêm 676 người, nâng tổng số ca mắc bệnh lên thành 2.626 người. Chính phủ Anh cho biết, sẽ nâng gấp hai lần số người được kiểm tra, xét nghiệm tại vùng England, nơi dịch diễn biến nghiêm trọng, với 25.000 ca/ngày.

Tại Pháp, Hội đồng Bộ trưởng Pháp chiều 18/3 đã xem xét khả năng công bố "tình trạng khẩn cấp về y tế". Điều này sẽ cho phép Thủ tướng, thông qua các nghị định, thực hiện các biện pháp mạnh mẽ như giới hạn tự do di chuyển, tự do hành động và tự do hội họp, cũng như tiến hành trưng dụng bất kỳ tài sản và dịch vụ cần thiết để chống lại thảm họa y tế.

Bộ trưởng Y tế Pháp cũng sẽ ở tuyến đầu trong khuôn khổ này, được phép quyết định những biện pháp chung và riêng khác nhằm đối mặt với khủng hoảng.

Cùng ngày, giới chức quốc phòng Pháp khẳng định, quân đội sẽ không được huy động trong việc kiểm soát các biện pháp hạn chế di chuyển, mà đó là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát và hiến binh. Tuy nhiên, quân đội đóng góp vào nỗ lực quốc gia chống lại dịch bệnh, thông qua các hoạt động hỗ trợ y tế như vận chuyển bệnh nhân bằng trực thăng quân sự.

Theo thông báo của Bộ Nhà ở Pháp, trung tâm cách ly đầu tiên dành cho người vô gia cư bị bệnh sẽ mở cửa tại Paris vào ngày 20/3. Paris sẽ có 2 trung tâm với tổng số 150 giường, để đón tiếp những người vô gia cư nhiễm Covid-19 song tình trạng chưa đến mức phải nhập viện.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap