【bảng xếp hạng bóng đá ukraina】Lại đề xuất xử phạt xe không chính chủ

Trong dự thảo Nghị định (NĐ) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa được Bộ Giao thong vận tải (GTVT) trình lên Thủ tướng Chính phủ ngày 4-9,ạiđềxuấtxửphạtxekhocircngchiacutenhchủbảng xếp hạng bóng đá ukraina đáng chú ý, Bộ này lại tiếp tục đưa vào nội dung xử phạt xe không chuyển quyền sở hữu (không chính chủ).

Theo Bộ GTVT, ngày 30.8, Bộ trưởng GTVT đã chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Tư pháp họp bàn và các bộ đều đồng thuận bổ sung quy định xử phạt chủ phương tiện thực hiện hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” vào dự thảo NĐ chính thức trình Chính phủ.

Để bổ sung quy định xử phạt vào dự thảo NĐ, các bộ trên cho rằng cần phải làm rõ đối tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe khi phương tiện được mua, bán, cho, tặng, thừa kế và đơn giản hóa thủ tục nộp lệ phí trước bạ xe để thuận lợi hơn cho người dân. Đặc biệt trong trường hợp phương tiện đã chuyển nhượng qua nhiều người, mà không có đủ chứng từ chuyển nhượng.

Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương sửa đổi thông tư 36 và thông tư 12 trước khi NĐ có hiệu lực thi hành (dự kiến sau 2 tháng tới). Trong thông tư cần quy định rõ đối tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi phương tiện được mua, bán, cho, tặng, thừa kế… là cá nhân, tổ chức mua, được cho, được tặng, được thừa kế tài sản. Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về nộp lệ phí trước bạ xe để tạo thuận lợi hơn cho người dân.

Mức phạt theo dự thảo áp dụng bằng mức phạt cũ theo NĐ 34 (với xe mô tô, xe gắn máy là từ 100.000-200.000 đồng đối với cá nhân; 200.000-400.000 đồng đối với tổ chức; ô tô là 1-2 triệu đồng đối với cá nhân và 2-4 triệu đồng với tổ chức).

Để hạn chế khả năng lạm dụng xử phạt, gây phiền hà cho dân, Bộ GTVT đề nghị bổ sung vào Điều 74 quy định, “xác minh để phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe”. Nếu trong trường hợp chủ phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản và xử phạt, trường hợp chủ phương tiện không chấp nhận phạt sẽ bị tạm giữ phương tiện.

Các Bộ cũng thống nhất thời điểm phạt với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm nội dung trên từ ngày 1-1-2015; và thời điểm xử phạt đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô từ ngày 1-1-2017. Đại diện Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT, cho rằng mốc xử phạt này là độ trễ cần thiết cho người dân kịp thực hiện sang tên đổi chủ.

Trước đó, trong dự thảo lần thứ 9, Bộ GTVT đã không đưa quy định xử phạt xe không chính chủ vào dự thảo nghị định.

(Theo TNO)