您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【ty le keo nhà cai】Cảnh giác với chiêu trò lừa xuất khẩu lao động

88Point2025-01-25 19:27:23【Nhận Định Bóng Đá】2人已围观

简介Cảnh giác với chiêu trò lừa xuất khẩu lao động. Ảnh minh họa: Huỳnh Kim Phượng - TTXVNNhững năm trở ty le keo nhà cai

xk

Cảnh giác với chiêu trò lừa xuất khẩu lao động. Ảnh minh họa: Huỳnh Kim Phượng - TTXVN

Những năm trở lại đây,ảnhgiácvớichiêutròlừaxuấtkhẩulaođộty le keo nhà cai thị trường lao động Hàn Quốc là một trong những thị trường tiềm năng đối với người lao động Việt Nam. Nắm được điểm yếu của người lao động là cần tiền, nhưng lại thiếu hiểu biết luật, ở nhiều địa phương nhất là các tỉnh miền núi đã xuất hiện tình trạng lừa đảo người lao động đi Hàn Quốc dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi.

Tại tỉnh Cao Bằng, nhiều người dân tham gia khóa học tiếng Hàn của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhân lực và thương mại Sông Hồng với mức học phí cao và có được sang Hàn Quốc làm việc hay không vẫn chưa được công ty này trả lời.

Theo thông tin từ tờ rơi tuyển dụng của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhân lực và thương mại Sông Hồng (trụ sở tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng) được dán tại một quán ăn gần nhà, chị Lê Thị Thủy, xóm Nà Cốc, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã liên hệ với người môi giới để đăng ký cho con trai là Trần Văn Dũng, sinh năm 1993 đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.

Mặc dù bản thân không biết gì về công ty này nhưng với mẩu tin tuyển dụng khá hấp dẫn cộng với sự tin tưởng người môi giới là Nông Thị Kim Tuyến, vốn là người cùng xóm, lại từng đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc 6 năm nên chị Thủy đã đi vay mượn, đóng số tiền ban đầu là 50 triệu đồng để con trai đi học tiếng Hàn và chờ ngày xuất cảnh. Tuy nhiên, từ ngày đi học tiếng Hàn (20/6/2016) đến nay công ty vẫn chưa trả lời về thời gian xuất cảnh cụ thể của con chị Thủy.

Chị Nông Thị Xuân người cùng xóm với chị Thủy cũng đóng 50 triệu đồng để cho con trai là Đường Việt Hùng, sinh năm 1985 đi học tiếng Hàn để sang Hàn Quốc làm lao động phổ thông.

Theo hợp đồng với công ty, con trai chị Xuân sẽ làm công việc sửa chữa, đóng tàu thủy, mức lương dao động khoảng từ 50 - 70 triệu đồng/tháng, tại tỉnh Mokpho, Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay, gia đình chị vẫn chưa thấy Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhân lực và thương mại Sông Hồng thông báo về ngày xuất cảnh của con chị.

Ông Vũ Tuấn Nghĩa - Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thạch An cho biết, ngay sau khi biết thông tin tại địa phương có lao động chuẩn bị sang Hàn Quốc làm việc, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ sự việc và khẳng định đối tượng Nông Thị Kim Tuyến tuyển lao động chui, không thông qua chính quyền địa phương.

Đơn vị cũng đã có công văn xuống các xã, tuyên truyền cho người dân không nghe theo các đối tượng môi giới.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng cũng đã phối hợp với Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xác minh cho thấy: Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhân lực và thương mại Sông Hồng không được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Công ty này tổ chức tuyển chọn, thu tiền của người lao động là vi phạm các quy định của pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đến nay, công ty này đã thu tổng số tiền ban đầu là 700 triệu đồng của 14 trường hợp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sau khi các ngành chức năng vào cuộc, đại diện công ty mới trả lại 35 triệu đồng trong tổng số tiền nộp ban đầu của người lao động với lý do hỗ trợ người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và thu lại toàn bộ giấy tờ, biên lai thu tiền.

Qua đó đã thể hiện sự thiếu trung thực, mập mờ trong hoạt động tuyển dụng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc của công ty này.

Theo ông Hà Minh Trần - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng, những trường hợp tuyển dụng ở huyện Thạch An không phải là hoạt động xuất khẩu lao động chính thống và không có sự bảo hộ của Nhà nước.

Do đó, Sở khuyến cáo, nếu người dân muốn đi xuất khẩu lao động cần tìm đến kênh tuyển dụng chính thống tránh bị thiệt hại do các chiêu trò của những “công ty ma”.

Có thể thấy, xuất khẩu lao động thực sự đã mang lại một nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều người, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, để không mắc phải các chiêu lừa đảo xuất khẩu lao động của các "công ty ma", người lao động cần tỉnh táo và cảnh giác trước tất cả những thông tin, lời mời, hứa hẹn giúp đỡ đi làm việc tại nước ngoài với mức lương cao để tránh bị lợi dụng cả lòng tin và tiền bạc./.

Theo TTXVN

很赞哦!(42)