Bốn thập niên kể từ khi cuộc chiến chống Mỹ trôi qua,ĐạigiaĐườngbialênbágiải bangalore super division ấn độ cựu binh Nguyễn Hữu Đường đã làm giàu từ ngành xây dựng và đang nỗ lực đấu tranh cho một nền kinh tế Việt Nam độc lập hơn trước sự thâm nhập của hàng hóa ngoại, mà đặc biệt là hàng Trung Quốc.
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn, chúng tôi phải làm điều gì đó. Chúng tôi là đất nước đã đánh bại hai siêu cường và tôi không muốn nước tôi là quốc gia của những người lao động làm việc cho người khác”, ông Đường nói.
Ông Đường năm nay 61 tuổi, trước đây làm nghề đạp xích lô và trải qua nhiều khó khăn trước khi phát đạt nhờ hãng bia Hòa Bình và làm nên tên tuổi trong ngành xây dựng. Ông có biệt danh “Đường bia” và từng tuyên bố sẽ dành một nửa tài sản của mình để xây dựng nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam.
Một góc trung tâm thương mại V+ ở Hà Nội
Theo doanh nhân đi lên từ bàn tay trắng này, dù nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, các doanh nghiệp nhỏ lại đang chịu sức ép rất lớn từ “cơn lũ” hàng tỉ USD hàng hóa giá rẻ, sản xuất ồ ạt từ Trung Quốc.
Trước tình hình trên ông đã thành lập trung tâm thương mại V+ ở Hà Nội và cho các công ty Việt thuê chỗ kinh doanh miễn phí trong 50 năm, nếu họ cam kết cung ứng hàng hóa trong nước. Ông cho hay trung tâm thương mại có tổng kinh phí 27 triệu USD trên không phải là nỗ lực chống lại hàng hóa nước bạn, mà là một phương án nuôi dưỡng các doanh nghiệp non trẻ nước nhà.
Từ ngày mở cửa vào tháng 2 vừa qua, trung tâm thương mại V+ đã có 2 tầng được lấp đầy và 3 tầng thì đang được chuẩn bị đặt hàng. Cựu binh kiêm doanh nhân cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Ông hiện vận động chính phủ nhằm nhân rộng mô hình này trên toàn quốc, ngăn chặn “làn sóng” đóng cửa hàng nghìn doanh nghiệp mỗi năm và khuyến khích người tiêu dùng chọn hàng nội địa.
Một góc trung tâm thương mại V+ ở Hà Nội
“Hàng xuất khẩu Trung Quốc vươn ra thế giới với giá cả rất rất thấp và điều này gây áp lực không nhỏ với nền kinh tế và sản xuất Việt Nam. Tôi là một doanh nhân, tôi hiểu vì sao các doanh nghiệp không thể phát triển. Nếu không có những hành động như thế này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ biến mất”, ông Dường nói với Reuters.
Tuy người Việt Nam không muốn dùng hàng Trung Quốc, với mức giá hấp dẫn, các mặt hàng này cũng vẫn sẽ có mặt trong các doanh nghiệp Việt nhỏ thiếu vốn hay nhiều gia đình có thu nhập khiêm tốn.
Theo Reuters, 3/4 trong tổng kim ngạch thương mại 60 tỉ USD của Việt Nam là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và nhiều chuyên gia cho rằng con số thực thậm chí còn lớn hơn.
Gần đây, đồng nhân dân tệ rẻ hơn cũng đã gây ra nỗi lo trong nước về việc hàng Trung Quốc sẽ ào ạt đổ vào Việt Nam với mức giá thấp hơn nữa. Điều này khiến Ngân hàng Nhà nước phải nới biên độ giao dịch Việt Nam đồng so với đô la Mỹ hai lần liên tiếp trong 6 ngày.
Trên bình diện vĩ mô, Việt Nam đang nỗ lực để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách hướng đến các nền kinh tế phát triển khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ.
Hiện nước ta đang theo đuổi các hiệp định tự do thương mại với 60 nước khác, bao gồm cả Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết nối các nước chiếm 1/3 GDP toàn cầu.
Theo Thanh niên
Những người không nên ăn bánh Trung thu