Thỏa thuận hợp tác về việc mua cổ phần và các vấn đề liên quan đã được thống nhất tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Petrolimex và BSR hôm 10/8 tại Hà Nội.
Theẽmuacổphầncủtrận đấu c2o nội dung thỏa thuận, Petrolimex và BSR trở thành cổ đông chiến lược của nhau thông qua việc Petrolimex mua cổ phần của BSR khi BSR bán cổ phần vào cuối năm 2017. Dự kiến, BSR sẽ chào bán hơn 50% vốn nhà nước tại đây.
Đối tác Petrolimex sẽ ưu tiên tiêu thụ tối đa sản phẩm xăng dầu, LPG, các sản phẩm hóa dầu của Dung Quất. Hiện Petrolimex là khách hàng lớn nhất của BRS với việc mua 42% tổng sản lượng xăng dầu BSR sản xuất ra hàng năm.
BSR sẽ ưu tiên để Petrolimex xuất khẩu sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào thị trường Lào, Campuchia,… Hai bên thống nhất hợp tác trong việc thuê và cho thuê kho xăng dầu thương mại để luân chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, hai đơn vị còn xem xét các hợp tác khác trong lĩnh vực bảo hiểm, vận chuyển,...
Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, khi cổ phần hóa, BSR sẽ có cơ hội hợp tác với đơn vị kinh doanh, phân phối sản phẩm nhằm đảm bảo ổn định đầu ra sản phẩm cũng như phát triển những sản phẩm mới. Việc hợp tác sẽ tạo tiền đề để BSR cùng với khách hàng có những hợp tác chiến lược, những kế hoạch kinh doanh lâu dài cùng nhau phát triển ổn định và bền vững.
Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, BSR đã sản xuất và tiêu thụ hơn 47,2 triệu tấn sản phẩm các loại (đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước), với tổng doanh thu trên 36 tỉ đô la Mỹ và nộp ngân sách nhà nước trên 7 tỉ đô la Mỹ. Hiện BSR cần bán cổ phần để kêu gọi đối tác tham gia góp vốn cho giai đoạn II của dự án mở rộng nhà máy lọc dầu trị giá 1,813 tỉ đô la Mỹ mà BSR dự định sẽ phải vay 70% để đầu tư.
Còn Petrolimex là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam với 50% thị phần phân phối xăng dầu trên cả nước, chủ yếu là phân phối xăng dầu nhập khẩu. Petrolimex đã thực hiện IPO vào tháng 7/2011 và hiện vốn nhà nước tại doanh nghiệp này còn 75,87%.