【bxh tay ban nha 2】Ai Cập không ngừng gia tăng tiềm lực quân sự
Những năm gần đây,ậpkhngngừnggiatăngtiềmlựcqunsựbxh tay ban nha 2 Ai Cập không ngừng phát triển tiềm lực quân sự của mình. Cairo thường mua vũ khí của Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau sự kiện "Mùa xuân Arab" bùng nổ tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi, Nga đã vượt Mỹ, trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ai Cập.
Đầu tư lớn cho mua sắm vũ khí quân sự
Trong thập kỷ vừa qua, dù phải đối mặt với tình trạng suy giảm trong tăng trưởng kinh tế, Ai Cập vẫn đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển quân đội. Nhà sử học quân sự của Viện Nghiên cứu chiến lược Jerusalem Yagil Henkin nhận định, tiềm lực quân sự của Ai Cập được nâng lên đáng kể sau năm 2013, khi Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi lên nắm quyền.
Phần lớn các đơn hàng mua vũ khí có tổng giá trị cao đều được thông qua trong nhiệm kỳ của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi. Cụ thể, từ năm 2010, Cairo mua 387 xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Tính đến năm 2016, trong trang bị của quân đội Ai Cập đã có 1.360 cỗ xe chiến đấu này. Ngoài ra, Ai Cập đã mua 762 xe bọc thép bánh hơi chống mìn MRAP của Mỹ. Những loại xe này đã chứng minh được hiệu quả chiến đấu ở Afghanistan và Iraq, cũng như được sử dụng để chống lại các phần tử thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên bán đảo Sinai (Ai Cập).
Năm 2015, Cairo ký với Nga một bản hợp đồng mua hệ thống phòng không S-300VM “Antey-2500” (NATO định danh là SA-23 Gladiator) với tổng trị giá 1 tỷ USD. Ngoài ra, Ai Cập còn bàn thảo với Nga về việc mua 50 tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ tư MiG-29. Hợp đồng này dự kiến được hoàn thiện vào năm 2020.
Nga cung cấp hệ thống phòng không S-300VM “Antey-2500” cho Ai Cập. Nguồn: RIA Novosti.
Trước đó, trong năm 2014, Ai Cập ký bản hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Pháp để đặt đóng 4 tàu hộ tống lớp Gowind-2500. Vũ khí quân sự mua từ nước ngoài đáng chú ý nhất của Ai Cập là 2 tàu đổ bộ mang theo trực thăng Pháp lớp Mistral với tổng trị giá 1,06 tỷ USD. Hải quân Ai Cập cho biết, các tàu này được sử dụng để bảo vệ các mỏ khí đốt và chống khủng bố.
Theo ông Yagil Henkin, các tàu đổ bộ mang theo trực thăng mua từ Pháp được thiết kế để cho phép Ai Cập nhanh chóng triển khai các lực lượng của mình ở khu vực Vịnh Ba Tư, bởi vì hiện nay lực lượng vũ trang của nước này không có khả năng triển khai một cách nhanh chóng trên biển hay trên không
Trong khi đó, Ruslan Mamedov, điều phối viên chương trình của Hội đồng Ngoại giao Nga tin rằng, hiện nay Ai Cập cần phải ứng phó với các mối đe dọa đang hiện hữu trong khu vực. "Ai Cập cần phải thường xuyên chú ý đến vấn đề đảm bảo việc khai thác và cung cấp khí đốt của các mỏ ở Ai Cập cũng như sự an toàn cho tàu thuyền qua lại trong kênh đào Suez và Vịnh Aden", ông Ruslan Mamedov cho biết trong một cuộc trò chuyện với trang tin của Nga “Gazeta.ru”.
Ưu tiên vũ khí từ Nga
“Trong Thế giới Arab, Ai Cập theo truyền thống được coi là quốc gia sở hữu lực lượng quân đội có sức chiến đấu nhất và hệ thống vũ khí tương đối hiện đại. Trong những năm gần đây, Ai Cập đã tích cực mua vũ khí, đa dạng hóa nguồn cung cấp. Ví dụ điển hình là Ai Cập mua vũ khí và trang thiết bị quân sự của cả Pháp, Mỹ, Nga", ông Ruslan Mamedov, điều phối viên chương trình của Hội đồng Ngoại giao Nga nói.
Theo nhà sử học quân sự của Viện nghiên cứu chiến lược Jerusalem Yagil Henkin, Ai Cập không muốn bị bó buộc với một nhà cung cấp, vì vậy nước này đã mua một loạt các vũ khí của Mỹ và Pháp, cũng như Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, các thỏa thuận cho phép không quân Nga sử dụng căn cứ và không phận của Ai Cập, được Cairo và Moscow ký kết vào cuối năm 2017, có thể có những tác động địa chính trị to lớn cho khu vực.
Phó giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Konstantin Makienko nhận định: “Ai Cập luôn luôn có chính sách đa dạng trong lĩnh vực mua sắm vũ khí quân sự, nhưng trong những năm gần đây, Nga đã vươn lên, giữ vị trí đầu bảng trong danh sách các nhà cung cấp vũ khí cho Ai Cập”. Theo ông, sự hiện diện của Nga trong thị trường vũ khí Ai Cập đã tăng mạnh sau "Mùa xuân Arab", bùng nổ tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi. Ông Konstantin Makienko cho biết, hoạt động mua vũ khí của Ai Cập bắt đầu gia tăng trong những năm cuối của chính quyền cựu Tổng thống Hosni Mubarak và phát triển mạnh mẽ dưới thời Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi. Theo ước tính của ông Konstantin Makienko, hiện mỗi năm Ai Cập đang chi khoảng 1 tỷ USD để mua vũ khí của Nga, dự kiến trong một vài năm tới, con số này sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ USD.
Trước thềm chuyến thăm chính thức Ai Cập vào ngày 11-12-2017 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Báo Egypt Independent của Ai Cập nhận định, hợp tác quân sự giữa Nga và Ai Cập đang ngày càng phát triển, đặc biệt thông qua các thỏa thuận vũ khí nổi bật nhất được ký kết giữa hai nước trong những năm gần đây.
Theo THÙY LINH (Theo Gazeta)/qdnd.vn