【tỷ số mai 05】Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với FDI toàn cầu

Quốc gia thành công trong thu hút FDI

Trung tuần tháng 10/2023,ệtNamlàđiểmđếnhấpdẫnvớiFDItoàncầtỷ số mai 05 Nhà máy Amkor Technology Việt Nam - nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Tập đoàn Amkor - chính thức khánh thành tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C (tỉnh Bắc Ninh), sau gần 2 năm triển khai xây dựng. Tổng vốn đầu tưđăng ký giai đoạn I của Dự ánkhoảng 530 triệu USD, cam kết đến năm 2035 đầu tư với số vốn 1,6 tỷ USD.

Amkor là một công ty khởi nghiệpkinh doanh chất bán dẫn tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ, thành lập từ năm 1968. Bà Susan Y. Kim, Phó chủ tịch Tập đoàn Amkor Technology cho biết, việc phát triển nhà máy Amkor tại Bắc Ninh nằm trong kế hoạch chiến lược kinh doanh của Tập đoàn. “Amkor Bắc Ninh sẽ là trụ cột trong mạng lưới hoạt động và phát triển bền vững về lĩnh vực bán dẫn của Tập đoàn trên phamj vi toàn cầu trong thời gian tới và tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái bán dẫn ở Việt Nam”, bà Susan Y. Kim nói.

Không riêng Amkor, nhiều tập đoàn đa quốc gia khác đã và đang lựa chọn Việt Nam là điểm đến mới. Theo khảo sát của Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với FDI toàn cầu. “Việt Nam là điểm đến FDI lớn thứ 2 của Nhật Bản trong 6 năm liên tiếp”, ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội cho hay.

Số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệpđầu tư nước ngoài, tổ chức ngày 16/10, cho thấy, trong 9 tháng năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 20,2 tỷ USD, tăng 7,7%, trong đó, số dự án mới tăng 66,3%, dự án tăng vốn tăng 21,5%. Tính lũy kế đến tháng 9/2023, có 144 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với hơn 38.300 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 455 tỷ USD.

“Hiện nay, Việt Nam trở thành nền kinh tếlớn thứ 3 ASEAN, với quy mô GDP trên 400 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Với những kết quả tích cực nêu trên, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế và nâng hạng tín nhiệm.

“Cộng đồng FDI tin tưởng, Chính phủ, Thủ tướng sẽ tiếp tục triển khai giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế…, góp phần tạo môi trường ổn định cho hoạt động kinh doanh và đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn”, ông David Whitehead, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam (AusCham) nói.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách hợp tác đầu tư

Ông David Whitehead cho rằng, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, Chính phủ cần có những điều chỉnh tổng thể về quy trình, thủ tục cấp phép, đảm bảo quy định rõ ràng về sử dụng đất, ưu đãi thuế, cấp giấy phép lao động, cũng như lược bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết về điều kiện kinh doanh. Điều này sẽ giúp thu hút đầu tư FDI quy mô lớn vào Việt Nam, đặc biệt là vào các ngành công nghiệp mới như công nghiệp bán dẫn và chip.

Cũng đề cập vấn đề thực thi chính sách, ông Gaur Dattatreya, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bosch Global Software Technologies cho rằng, việc thay đổi liên tục để hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý ở Việt Nam, kết hợp với sự chồng chéo giữa trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan chức năng có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch và nhất quán trong các chính sách và quyết định của Chính phủ.

Trao đổi tại Hội nghị ngày 16/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ 3 cam kết của Việt Nam với nhà đầu tư.

Thứ nhất, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư trong bất cứ trường hợp nào.

Thứ hai, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm lợi ích, hoạt động ổn định lâu dài ở Việt Nam trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thứ ba, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, nhưng xử lý những người làm sai, vi phạm pháp luật để bảo vệ người làm đúng, tạo môi trường, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh và bền vững.

Vì vậy, trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhânViệt Nam trong thời kỳ mới, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển”.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế, phù hợp với định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển đất nước. Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp; triển khai hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi suất; giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất…

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị, cần thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội để cùng nhau tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với đội ngũ trí thức, nhất là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu, các trường đại học…, thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận khoa học công nghệ thông qua đội ngũ trí thức, gắn nghiên cứu với thử nghiệm, tạo đột phá trong sản xuất, kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững.