TheàusânbayvàthamvọngnângcaosứcmạnhHảiquânMỹbảng xếp hạng bóng đá na uyo báo Dân Trí, Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) cho biết Mỹ đang đẩy nhanh chương trình nghiên cứu, cải tiến để chuyển đổi tất cả tàu chiến hiện có thành các tàu sân baynhỏ.
“Kế hoạch mang mật danh "TERN" (Tactically Exploited Reconnaissance Node) đã bước vào giai đoạn 2 từ tháng 3/2015”, thông báo của DARPA nêu rõ.
Đây là chương trình nghiên cứu chung giữa DARPA với Phòng nghiên cứu hải quân của Hải quân Mỹ, nhằm phát triển một hệ thống cho phép cải tiến các tàu chiến thành các tàu có thể triển khai được máy bay.
Chương trình "TERN" được bắt đầu triển khai từ năm 2013 với 3 giai đoạn. Trong 2 giai đoạn đầu, chương trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu thiết kế các mẫu mã và tính toán các rủi ro về mặt kỹ thuật. Giai đoạn cuối cùng sẽ tiến hành đóng một tàu mô phỏng, thử nghiệm trên đất liên và trên biển.
Bên cạnh đó, Đại tá hải quân về hưu Jerry Hendrix cũng phân tích rằng vai trò chiến lược của các tàu sân bay Mỹ không còn thích hợp trong chiến tranh tương lai, do vậy Hải quân Mỹ nên ngưng việc đổ tiền đóng mới tàu sân bay, dành tiền phát triển các vũ khí mới hiện đại hơn.
Có ý kiến cho rằng các tàu sân bay khổng lồ của Mỹ sẽ không phù hợp với chiến tranh trong tương lai
Thực vậy, tàu sân bay ngày nay được xem như 1 căn cứ quân sự nổi hơn là 1 tàu chiến thực thụ. Một tàu sân bay lớp Nimitz có thể chứa đến 5.000 người và hoạt động như một nền kinh tế.Nếu 1 tàu này bị đánh chìm thì số thương vong trên tàu sẽ gấp đôi thương vong của quân Mỹ trong suốt cuộc chiến ở Afghanistan, theo Business Insider, theo ghi nhận của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Ông cho rằng ngày nay tàu sân bay Mỹ ngoài việc tung ra các đòn tấn công bằng máy bay, còn đóng vai trò như một kho hậu cần, cung cấp và tiếp tế các thứ cho các tàu chiến khác. Tàu sân bay còn là nơi đặt trung tâm chỉ huy tác chiến, điều phối v.v. Tóm lại tàu sân bay đang gánh rất nhiều thứ, không đơn giản là con tàu chiến đấu. Chính vì vậy đối phương sẽ tập trung đánh chìm con tàu này bằng mọi giá.
Ngoài ra, khoản kinh phí đóng và duy trì hoạt động của tàu sân bay cao ngất ngưởng. Nếu lấy khoản phí này chia cho các lần ném bom xuống đối phương thì mỗi quả bom thả xuống sẽ có chi phí đến 8 triệu USD, đắt gấp 7 lần so với chỉ phóng 1 quả tên lửa hành trình Tomahawk.
Với chương trình TERN, Mỹ có thể giảm chi phí hoạt động so với thực tế hiện nay nhờ hạn chế việc phải sử dụng các đường băng trên đất liền xa xôi hoặc các đường băng trên những tàu sân bay cỡ lớn. Đồng thời, giúp các phi đội máy bay không người lái tầm xa và tầm trung kéo dài thời gian và tầm hoạt động.
Đinh Ly (T/h)
Khủng bố IS an ủi cặp đồng tính trước khi ném đá họ đến chết