Thông tin từ Bộ Lao động,ămdạynghềcholaođộlịch thi đấu vđqg thổ nhĩ kỳ Thương binh – Xã hội cho biết: 63 tỉnh, thành phố và 7 bộ, ngành vừa có báo cáo đến hết năm 2012, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho gần 485.000 lao động nông thôn.
Nhiều địa phương đã sử dụng kinh phí phân bổ năm 2011 chuyển sang, chủ động bố trí ngân sách địa phương hoặc lồng ghép với chương trình, dự án và huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp kết hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương năm 2012 để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Điển hình là các địa phương như: Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắc Nông, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp.
Ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên- Tổng cục Dạy nghề, cho biết: Gần 2.000 cơ sở dạy nghề trong cả nước đã chủ động về các xã nắm nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để triển khai đào tạo. Nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn đang được nhân rộng. Số lao động nông thôn được học nghề ngày càng tăng. Nhiều lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, được xuất khẩu lao động hoặc được chuyển nghề... góp phần tăng thu nhập cho bà con, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Năm 2013, chỉ tiêu đặt ra là dạy nghề cho 600.000 lao động nông thôn. Trong tháng 3-2013 sẽ tổ chức sơ kết 3 năm triển khai đề án dạy nghề lao động nông thôn để rút ra các kinh nghiệm và giải pháp cho giai đoạn mới.
Nguồn: SGGPOL