88Point

(CMO) Cộng tác viên (CTV) được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Dân số, đây không chỉ là lực lượn thi đấu cúp c1 châu âu

【thi đấu cúp c1 châu âu】Cộng tác viên dân số “hụt hơi” khi không có ưu đãi

Báo Cà Mau(CMO) Cộng tác viên (CTV) được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Dân số, đây không chỉ là lực lượng chính triển khai các dự án, đề án thuộc chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), mà còn tích cực tham gia phổ biến những chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc người cao tuổi… góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, gần 2 năm qua, chế độ thù lao của đội ngũ CTV dân số không còn nên khó vận động họ gắn bó, nhiệt tình với công việc, điều này ảnh hưởng việc đến thực hiện chỉ tiêu dân số.

/uploads/Video/News/2023/06/11/181707213.mp4

Ấp Lung Tràm (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) có 412 hộ với 1.799 khẩu nhưng chỉ có 1 CTV dân số là bà Nguyễn Thị Phương Thúy phụ trách các hoạt động về dinh dưỡng, dân số, bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, từ 6 tháng cuối năm 2021 đến nay, nguồn hỗ trợ hoạt động 300 ngàn đồng/CTV/tháng không còn khiến cho các hoạt động càng trở nên chật vật hơn. Hoạt động tuyên truyền về công tác dân số không được tổ chức bài bản mà chủ yếu lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các hội đoàn thể.

Bà Thúy chia sẻ, địa bàn thì rộng, dân số lại đông, trong khi chi phí hoạt động không có nên CTV dân số không thể chủ động trong triển khai nhiệm vụ. Các chương trình như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện biện pháp KHHGĐ, chăm sóc người cao tuổi... triển khai rất cầm chừng.

“Bản thân tôi là Chi hội trưởng Phụ nữ của ấp nhận mức hỗ trợ 600 ngàn đồng/tháng nên tôi dùng khoản này để đổ xăng chạy xe máy đi tuyên truyền vận động, chị em tham gia KHHGĐ, hay nắm thông tin về bà mẹ, trẻ em, rồi nắm thông tin trẻ mới sinh để làm giấy khai sinh, bảo hiểm y tế...”, bà Thúy chia sẻ.

Bà Thúy bày tỏ thêm: “Dẫu cố gắng cho công việc chung nhưng bản thân còn phải lo cho gia đình, nếu mức hỗ trợ không còn được duy trì thì CTV dân số chúng tôi “hụt hơi” và khó có thể hoạt động được tốt hơn”.

Gần 2 năm qua, do không có tiền hỗ trợ nên hoạt động tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số, áp dụng các biện pháp KHHGĐ, về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em... đối với bà Nguyễn Thị Phương Thúy (bìa phải), CTV dân số ấp Lung Tràm (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) gặp rất nhiều khó khăn.

Với ông Trần Bá Niên, Phó bí thư Chi bộ ấp Kênh Mới (xã Khánh Hải), gắn bó với công tác dân số gần 10 năm, cũng gặp rất nhiều khó khăn khi không còn nhận mức hỗ trợ hàng tháng.

Tuy không kinh phí, song, để tuyên truyền vận động người dân về công tác DS-KHHGĐ, ông cũng cố gắng lồng ghép nội dung này vào sinh hoạt của các hội đoàn thể, các cuộc họp chi bộ. Bởi, ông nghĩ: “Công việc nhiều, đi lại thường xuyên, nhưng nếu vì không có kinh phí mà không lồng ghép tuyên truyền, vận động thì người dân chịu rất nhiều thiệt thòi”.

Được biết, giai đoạn 2012-2015, mỗi CTV dân số được hỗ trợ số tiền là 100 ngàn đồng/người/tháng từ Chương trình Mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ, theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Kinh phí địa phương đối ứng hỗ trợ thêm 100 ngàn đồng/người/tháng, theo Công văn số 2908/UBND-KT ngày 11/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm 2016, CTV dân số được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số là 150 ngàn đồng/người/tháng; ngân sách tỉnh chi đối ứng hỗ trợ 150 ngàn đồng/người/tháng.

Năm 2017, tiền thù lao của CTV dân số ấp, khóm kiêm nhiệm công tác gia đình và trẻ em do ngân sách địa phương đảm bảo, theo Công văn số 7715/BYT-TCDS ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế về một số nội dung chi do ngân sách địa phương đảm bảo, trong đó có kinh phí thù lao cho CTV dân số. Thời điểm này chỉ có tiền của địa phương là 150 ngàn đồng/người/tháng.

Từ năm 2018-2020, CTV dân số ấp, khóm kiêm nhiệm thêm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, được hưởng chế độ hỗ trợ tiền 300 ngàn đồng/người/tháng, theo Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch kiện toàn, sắp xếp mạng lưới CTV ở ấp, khóm trên địa bàn tỉnh, trong đó mỗi ấp, khóm có 1 CTV dân số.

Từ năm 2021 đến nay CTV dân số không được hỗ trợ tiền, vì Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thực hiện giai đoạn 2018-2020.

Ngày 25/01/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của CTV dân số. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 4 quy định: “Mức chi bồi dưỡng hằng tháng cho CTV dân số do HĐND tỉnh quyết định và ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định” và tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 quy định: “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định số lượng, quy trình xét chọn, hợp đồng trách nhiệm, mức chi bồi dưỡng đối với CTV dân số theo quy định”.

Ngày 31/5, Sở Y tế có Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định số lượng, mức chi bồi dưỡng hàng tháng cho CTV dân số ấp, khóm. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 883 CTV dân số (theo quy định mỗi ấp, khóm có 1 CTV). Mức chi bồi dưỡng hằng tháng CTV hiện tại là 0,25 lần mức lương cơ sở/người/tháng, tức mỗi CTV dân số sẽ được hỗ trợ 450 ngàn đồng. Kinh phí dự kiến chi trả tiền bồi dưỡng cho CTV dân số hàng năm là trên 4,7 tỷ đồng (theo đề xuất của Sở Tài chính tại Công văn số 575/STC-NS&TH ngày 25/2/2022).

Được đầu tư nâng cấp về nhân lực và cơ sở vật chất, Trạm Y tế xã Khánh Hải thu hút được người dân đến khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bác sĩ CKI Lê Quốc Vững, Trưởng Trạm y tế xã Khánh Hải, cho biết, gần 2 năm qua mức hỗ trợ cho CTV dân số bị cắt, công việc nhiều mà không kinh phí hỗ trợ nên đã có 6 CTV không còn thiết tha với công việc.

“Xã chỉ có 11 CTV phụ trách cả địa bàn rộng lớn nên rất vất vả. CTV phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số, áp dụng các biện pháp KHHGĐ, về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em... Nhiều CTV hỏi về vấn đề phụ cấp, tôi cũng chỉ động viên mọi người cố gắng hoàn thành tốt công tác. Tuy nhiên, đời sống của nhiều người còn khó khăn nên khi không được hỗ trợ thì không thể tránh khỏi việc họ thiếu đi nhiệt tình trong công việc”, Bác sĩ CKI Lê Quốc Vững nêu thực tế.

Cần nhìn nhận rằng, để thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ thì vai trò của CTV dân số là không thể thiếu. Vì vậy, rất cần sự cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền để các CTV yên tâm công tác, từ đó công tác DS-KHHGĐ mới có thể đạt được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sống của cộng đồng ở địa phương./.

Thanh Phương - Phương Du

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap