【soi kèo thai lan】Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân,ậthóachínhsáchhỗtrợdoanhnghiệpthiệthạivìthiêsoi kèo thai lan doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 |
Thiệt hại trên tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh như chăn nuôi, nuôi thủy hải sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, lĩnh vực nhà xưởng, cầu cảng, tàu bè... Ngay sau bão diễn ra, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn, ban hành kịp thời các chỉ đạo về giải pháp, chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại, phục hồi sản sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các địa phương, ngân hàng đã lập tức nắm bắt, thống kê, đánh giá những thiệt hại từ hiện trường. Ở thời điểm này, các giải pháp được tích cực cụ thể hóa để đi vào cuộc sống. Doanh nghiệp, người dân yên tâm phần nào về định hướng các chính sách hỗ trợ nhưng cũng mong mỏi việc triển khai trong thực tế về thủ tục cần đơn giản hóa, nhanh và hiệu quả hơn.
Việt Nam là đất nước luôn hứng chịu nhiều thiên tai, thường xuyên xảy ra bão lũ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thời tiết ngày càng cực đoan thì diễn biến các thiên tai ngày càng khó lường và hậu quả ngày càng khó đoán định. Trong khi hiện trường tan hoang của bão số 3 chưa dọn dẹp được hết, lũ trên các sông chưa rút sâu thì chiều ngày 19/9, cơn bão số 4 đã tiếp cận bờ biển Trung Trung bộ nước ta, dự báo một số tỉnh hứng chịu lượng mưa rất lớn. Điều đó cho thấy, các giải pháp ứng phó với thiên tai cần là vấn đề thường trực, cần được luật hóa để tăng cường tính chủ động, hiệu quả trong ứng phó với tình huống khẩn cấp và cuối cùng là giảm thiểu tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nhìn thẳng thực tế, để chủ động, kịp thời ứng phó với các tình huống thiên tai, việc luật hóa các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phục hồi sản xuất cần được nghiên cứu. Điều đó không chỉ thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý trong hỗ trợ mà doanh nghiệp cũng yên tâm hơn trước các tình huống rủi ro bất ngờ. Khung khổ pháp luật cho cơ chế hỗ trợ này không chỉ đề cập đến khâu xử lý hậu quả mà nó bao gồm cả khâu lường trước các rủi ro, từ đó các yêu cầu như bắt buộc một số chủ thể kinh doanh phải mua bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm nông nghiệp...
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ đã có Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Qua thời gian triển khai Nghị định, hàng nghìn tỷ đồng đã hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau thiên tai. Trước những hạn chế phát sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung Nghị định 02 để phù hợp thực tế. Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, một số doanh nghiệp mong muốn cơ chế hỗ trợ tương tự cần được nghiên cứu để áp dụng cho những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai.