ThẹtNamthúcđacirc̉ykếtnốimạnglướiđiệnhan dinh leverkuseno phóng viên tại Singapore, Diễn đàn Nhà đầu tư kinh tế sạch do Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore tổ chức cùng với sự phối hợp của 13 quốc gia khác trong khuôn khổ IPEF. Diễn đàn đã thu hút sự tham dự của nhiều bộ trưởng, quan chức cấp cao của các chính phủ cùng hàng trăm nhà đầu tư quốc tế hàng đầu và các công ty xuất sắc trong ngành đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nêu rõ Singapore đang hướng tới hỗ trợ 4 trụ cột của IPEF bao gồm thương mại, chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và kinh tế công bằng. Theo nhà lãnh đạo Singapore, thỏa thuận chuỗi cung ứng có hiệu lực trước đó đã đạt được tiến triển tốt trong quá trình triển khai.
Diễn đàn là sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định Kinh tế sạch IPEF, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và kết nối vốn chất lượng cao, đồng thời xây dựng kết nối giữa khu vực công và tư nhân thông qua các cuộc thảo luận chuyên sâu với các chuyên gia tham gia hội thảo.
Diễn đàn đã xác định tổng cộng 69 dự án cơ sở hạ tầng bền vững với cơ hội đầu tư lên tới hơn 23 tỷ USD. Trong đó, có 20 dự án sẵn sàng đầu tư trị giá khoảng 6 tỷ USD đã được giới thiệu tại các phiên kết nối kinh doanh. Các dự án còn lại trị giá khoảng 17 USD tỷ USD cũng được xác định là cơ hội đầu tư tiềm năng trong tương lai. Trong khuôn khổ sự kiện này, các công ty công nghệ khí hậu kêu gọi tài trợ mới lên tới 2 tỷ USD, trong khi 49 công ty khởi nghiệp về công nghệ khí hậu đã tìm cách huy động tới 2,5 tỷ USD đầu tư mới.
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng IPEF và diễn đàn nói trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng có cuộc tiếp xúc với phái đoàn đồng cấp từ Mỹ và Singapore, để thảo luận về các vấn đề quan trọng trong thương mại song phương cũng như các hoạt động hợp tác tiềm năng về năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Việt Nam có nhiều tiềm năng cho thương mại điện xuyên biên giới, rất quan tâm tới việc tăng cường kết nối mạng lưới điện trong ASEAN”, đồng thời đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Mỹ và các bên liên quan. Bộ trưởng cho biết Việt Nam rất mong thông qua Nhóm công tác, các nước sẽ chia sẻ kinh nghiệm về phát triển điện gió ngoài khơi, xây dựng hệ thống cáp ngầm truyền tải điện, các vấn đề liên quan khác.
Đặc biệt, tại cuộc họp 3 bên Việt Nam - Singapore - Mỹ liên quan việc xuất khẩu điện ra nước ngoài với quy mô lớn và không qua mạng lưới truyền tải điện quốc gia, các nhà lãnh đạo đã hoan nghênh việc thành lập Nhóm công tác 3 bên giữa Việt Nam, Singapore và Mỹ.
Theo ông Lương Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương, Hội nghị Bộ trưởng IPEF lần này là sự kiện quan trọng đánh dấu các nước đưa sáng kiến này vào thực thi. Việt Nam đem đến hội nghị lần này sáng kiến cùng với Singapore và Mỹ để tạo ra khuôn khổ 3 bên để thảo luận những bước tiềm năng nhằm thiết lập mạng lưới kết nối điện năng với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đánh giá cao bước tiến mới đạt được này, Phó Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, cho rằng Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đã tiên phong về đường cáp điện ngầm hơn 1.000 km đến Singapore cùng với tuyến cáp quang. Nỗ lực này của Việt Nam đã đặt nền móng cũng như đưa ra thông điệp quan trọng rằng Việt Nam sẽ tham gia tích cực vào tiến trình chuyển đổi xanh số của khu vực.
Trong cuộc gặp 3 bên, đoàn Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc tăng cường kết nối mạng lưới điện trong ASEAN, cũng như giữa Việt Nam và Singapore, đồng thời cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để cùng với Singapore, Mỹ để nghiên cứu cơ chế, nguyên tắc, khuôn khổ để tạo điều kiện phát triển cáp ngầm hỗ trợ thương mại điện xuyên biên giới phù hợp với các quy định pháp luật.