La liga

【kết quả giao hữu clb】Vững vàng trước sóng gió nhờ chuyển đổi xanh

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:TPHCM sẽ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh Xuất khẩu bền vững sang EU, doanh nghiệp kết quả giao hữu clb

TPHCM sẽ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh Xuất khẩu bền vững sang EU,ữngvàngtrướcsónggiónhờchuyểnđổkết quả giao hữu clb doanh nghiệp phải “xanh” Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành xây dựng Giải bài toán chuyển đổi số logistics Vùng Thủ đô
Xu thế phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, khu công nghiệp sinh thái là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới. 	Ảnh: S.T
Xu thế phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, khu công nghiệp sinh thái là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới. Ảnh: S.T

Hướng đến phát triển bền vững

Ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh (Bộ Công Thương): Đến năm 2025, kiểm kê phát thải khí nhà kính sẽ là bắt buộc với các doanh nghiệp

Bắt đầu từ 2025, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính, trong đó dự kiến Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính vào tháng 11/2023. Năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp thực hành tốt những quy định về kiểm soát phát thải khí nhà kính, tính toán được dấu vết carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Những vấn đề về chính sách hỗ trợ khác như: các chính sách về tín dụng, tín dụng xanh, trái phiếu xanh đã quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Chính phủ cũng đang giao cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để đề xuất những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận những nguồn vốn tín dụng xanh để đầu tư vào những công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và giảm dấu vết carbon.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Ban Kỹ thuật, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Chuyển đổi năng lượng giúp nâng cao uy tín sản phẩm

Tập đoàn Hóa chất trong năm 2022 đã tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đem lại hàng trăm tỷ đồng. Điển hình trong việc thực hiện thu hồi và lưu giữ CO2, hai đơn vị thành viên là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình và Công ty CP Đạm Hà Bắc đã đầu tư hệ thống thu hồi CO2, bình quân lượng CO2 thu hồi hàng năm là 30 - 40 nghìn tấn CO2. Song song với việc đó là Tập đoàn triển khai đến tất cả các đơn vị thành viên trong Tập đoàn là đồng loạt trồng cây để tăng khả năng hấp thụ, lưu giữ carbon.

Trong chuyển dịch năng lượng đến đến thời điểm hiện tại đơn vị thành viên là Cao su Đà Nẵng đã triển khai đầu tư hệ thống điện áp mái, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình cũng đang triển khai đầu tư hệ thống điện áp mái. Ngoài ra, một số đơn vị sản xuất phân bón ở miền Nam cũng đã chuyển dịch sử dụng nguyên liệu xanh như là dùng trấu, mùn cưa trong việc sản xuất hơi. Các giải pháp đã đem lại giá trị khả thi và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và tạo ra uy tín sản phẩm phân bón trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngọc Linh (ghi)

Bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp thế giới đang chuyển mình rất mạnh mẽ hướng tới mục tiêu “net zero” trên hành trình kinh doanh bền vững, do đó doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Tham gia mục tiêu phát triển bền vững đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, gắn bó nhân viên với doanh nghiệp, nâng cao vị thế, lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư của doanh nghiệp…

Chia sẻ với phóng viên, bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông đối ngoại phát triển bền vững của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam cho biết, nhà máy của Unilever tại Việt Nam đã đạt được tiêu chuẩn phát triển xanh bền vững từ 9 năm trước. Doanh nghiệp đạt được “net zero” trong hoạt động sản xuất ở các nhà máy tại Việt Nam vào năm 2021. “Chúng tôi đã sử dụng biomass, năng lượng mặt trời, trồng cây, đã cam kết là trồng 1 triệu cây xanh đến 2027. Hiện tại, đến thời điểm này Unilever đã trồng được khoảng 630.000 cây xanh, mỗi năm, doanh nghiệp trồng khoảng 250.000 cây tại Việt Nam”, bà Nhi cho biết.

Ông Trịnh Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tập đoàn Đại Dũng cho biết, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng quản trị chuỗi cung ứng, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, tái đầu tư, duy trì nguồn vốn, tập trung đào tạo, bồi dưỡng tay nghề kỹ thuật chuyên môn, không ngừng sáng tạo và cầu tiến.

Nhờ áp dụng các chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế phát triển bền vững vào sản xuất, kinh doanh từ năm 2018 nên tại thời điểm này, khi nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì Tập đoàn Đại Dũng vẫn phát triển vững vàng, tăng trưởng mỗi năm đều đạt từ 30-40%. Hiện nay, các dự án của Đại Dũng đang thi công và cung cấp tất cả sản phẩm ra thế giới đạt tiêu chí phát triển bền vững về nguyên vật liệu, về công nghệ, xanh.

Bức tranh mới cho khu công nghiệp

Trước bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh trên mọi lĩnh vực; đặc biệt khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phục hồi sau đại dịch đã đặt ra cho các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) các tỉnh, thành nói chung và TPHCM nói riêng yêu cầu phải đổi mới. Đặc biệt là xu hướng KCN sinh thái, KCN công nghệ cao thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị và thân thiện với môi trường…

KCN Hiệp Phước đang được chuyển đổi theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023, do Chính phủ Thuỵ Sĩ hỗ trợ. Hiện có 24 doanh nghiệp tại đây đăng ký tham gia chương trình chuyển đổi mô hình sản xuất sạch hơn nhằm sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên liệu, bền vững với môi trường. Với các KCN mới, TPHCM định hướng phát triển theo quy định tại Nghị định 35/NĐ-CP và sẽ thí điểm xây dựng ngay từ đầu một KCN sinh thái gắn với đổi mới công nghệ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mô hình KCN sinh thái chỉ thực sự phát huy vai trò tích cực đối với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia khi được nhân rộng trên cả nước, với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, việc bổ sung chính sách ưu đãi về tài chính cho các KCN, khu sinh thái, doanh nghiệp sinh thái như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng… là cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới KCN sinh thái.

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng, TPHCM là địa phương tiên phong xây dựng và phát triển các KCX, KCN, khu công nghệ cao. Nhưng sau hơn 30 năm, các KCX, KCN dần trở nên lạc hậu khi vẫn phát triển dựa trên thâm dụng lao động mà chậm chuyển đổi công nghệ. Do vậy, vấn đề chuyển đổi loại hình KCN khi hết thời hạn thuê đất được đặt ra. Theo ông Phạm Bình An, để thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh cần có cơ chế chính sách đồng bộ để huy động nguồn lực trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, khung pháp lý cho phát triển kinh tế xanh nên dựa vào các tiêu chuẩn khu vực, thế giới.

Ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TPHCM (HBA) cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong các KCN rất quan tâm đến hoạt động phát triển bền vững, trong đó có việc áp dụng các tiêu chí ESG. Theo đó, thời gian tới, Hiệp hội cũng phối hợp với đối tác để hỗ trợ doanh nghiệp trong KCX-KCN về những giải pháp, mô hình để doanh nghiệp có thể ứng dụng chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Hiệp hội cũng sẽ kiến nghị TPHCM có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư thêm thiết bị, công nghệ xử lý rác thải, nước thải ra môi trường… để đạt các tiêu chí phát triển bền vững.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap