Sau sự cố sà lan tông sập cầu Ghềnh (TP.Biên Hòa,ựcốsậpcầuGhềnhGaSóngThầnvàDĩAnnhiềukhảnăngtrởthànhđiểmtrungchuyểket qua bong d Đồng Nai), ước tính có hàng ngàn tấn hàng hóa đang bị ách tắc tại ga Sóng Thần, TX.Dĩ An (Bình Dương). Hiện ga Sóng Thần đang khẩn trương phối hợp cùng khách hàng để giải tỏa lượng hàng hóa đang bị ách tắc tại đây. Theo kế hoạch của ngành đường sắt, dự kiến ga Sóng Thần và ga Dĩ An sẽ trở thành địa điểm trung chuyển hành khách xuất hành từ ga Sài Gòn và từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc chiều ngược lại. Riêng các ga Trảng Bom, Hố Nai vừa là điểm trung chuyển khách về Bình Dương, nhưng là điểm dừng cuối đối với tàu hàng thay cho ga Sóng Thần.
Ngày 22-3, các doanh nghiệp chủ động vận chuyển hàng ra khỏi ga Sóng Thần để kịp giao hàng cho khách
Nỗ lực để gỡ khó
Sáng 22-3, P.V Báo Bình Dương đã có mặt tại ga Sóng Thần, nơi được xem là ga tàu hàng vận chuyển lượng hàng hóa Bắc - Nam lớn nhất cả nước để ghi nhận sự việc. Theo ghi nhận của chúng tôi, các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt tại ga Sóng Thần cũng đang làm việc với các khách hàng để bàn phương án hỗ trợ chi phí bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa đang bị ách tắc tại đây. Theo đó, hàng hóa từ ga Sóng Thần đi các tỉnh phía Bắc sẽ được trung chuyển qua ga Hố Nai (tỉnh Đồng Nai) và chiều ngược lại. Riêng các chuyến tàu chở khách về ga Sài Gòn có khả năng trung chuyển từ Biên Hòa sau đó sẽ được đưa bằng đường bộ đến ga Dĩ An để tiếp tục hành trình về ga Sóng Thần và lên tàu tiếp tục về ga Sài Gòn. Tương tự, từ Sài Gòn, khách sẽ được trung chuyển từ ga Dĩ An sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường bộ qua Đồng Nai để tiếp tục hành trình đi miền Trung và các tỉnh phía Bắc.
Ngoài ra, phương án khác cũng được tính đến là sẽ lấy ga Trảng Bom, Hố Nai (TP.Biên Hoà) là điểm trung chuyển hành khách về ga Sài Gòn. Tuy nhiên, khả năng ga Sóng Thần và ga Dĩ An sẽ được lựa chọn vì khoảng cách từ Bình Dương về ga Sài Gòn gần hơn so với việc di chuyển khách từ Đồng Nai đi ga Sài Gòn.
Bà Trần Thị Cư, Trưởng trạm Vận tải hàng hóa Sóng Thần (ga Sóng Thần) cho biết, sự cố sập cầu Ghềnh vào ngày 20-3 vừa qua là sự cố gây thiệt hại nặng nề nhất của ngành đường sắt cho đến nay. Theo bà Cư, hiện cả 3 đơn vị khai thác vận tải bị tê liệt hoàn toàn, tất cả 3 công ty kinh doanh vận tải hàng hóa ở ga Sóng Thần đang chịu nhiều thiệt hại nặng nề. “Trung bình mỗi tuần ga Sóng Thần chuyên chở 13.375 tấn hàng hóa từ miền Nam đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Ước tính nếu đường sắt chậm khôi phục sau sự cố sập cầu Ghềnh thì trung bình mỗi tuần ga Sóng Thần bị thiệt hại hơn 8,1 tỷ đồng. Riêng Chi nhánh trạm Vận tải hàng hóa Sóng Thần bị thiệt hại mỗi tuần từ 3 - 3,1 tỷ đồng”, bà Cư nói.
Cũng theo bà Cư, đây là sự cố khách quan của ngành đường sắt, do đó các phí tổn phát sinh không do ngành đường sắt chịu. Tuy nhiên, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, ngành đường sắt cũng chia sẻ cùng khách hàng, các doanh nghiệp (DN) trước những khó khăn do việc hàng hóa bị ách tắc. Trước mắt, đối với các toa hàng, ngành đường sắt sẽ hỗ trợ cho DN trung chuyển sang Biên Hòa để tiếp tục hành trình. Riêng đối với các xe hàng đã lập hóa đơn chuyển đi, ngành đường sắt cũng đang tính phương án hỗ trợ cho DN. Ngoài ra, đứng trước nguy cơ hàng trăm lao động mất việc làm, các đơn vị kinh doanh, khai thác dịch vụ tại ga Sóng Thần cũng đã có kế hoạch tạm di chuyển văn phòng về các ga Trảng Bom, Hố Nai và Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) để tiếp nhận hàng của DN.
“Chúng tôi sẽ có kế hoạch hỗ trợ DN khi tạm di chuyển từ ga Sóng Thần đến các ga ở Đồng Nai. Theo đó, sẽ tính toán giảm cước phí vận chuyển cho các DN trong suốt thời gian chờ khắc phục sự cố”, bà Cư chia sẻ.
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh
Để nhanh chóng khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam và các đơn vị liên quan của Trung ương và tỉnh Đồng Nai đã tiến hành các hoạt động cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong vụ việc; tổ chức cảnh báo, hướng dẫn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa bảo đảm tuyệt đối an toàn giao thông qua khu vực; huy động tối đa các nguồn lực, khẩn trương sửa chữa những kết cấu bị hư hỏng, phục hồi tình trạng kỹ thuật để thông tuyến đường sắt Bắc - Nam trong thời gian ngắn nhất.