Thấu hiểu những khó khăn của thầy trò,ườngtiểuhọcĐăngHagravechồngchấtkhoacutekhătỷ số bóng đá 2 in 1 sáng sớm 5-10, hàng chục người, gồm thầy cô giáo, phụ huynh, đoàn viên thanh niên cùng các thợ hồ trên địa bàn xã Đăng Hà đồng loạt tự nguyện mang vác vật dụng, đồ nghề, máy móc cần thiết đến Trường tiểu học Đăng Hà giúp làm sân bê tông. Sau 4 giờ tích cực lao động đã bê tông được 450m2, gần 1/3 diện tích sân trường.
Mòn mỏi chờ ngôi trường mới
Thầy Phan Công Hiếu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đăng Hà cho biết: Trường thành lập năm 1994, đến năm 2001 tách ra thành 2 trường là Tiểu học Đăng Hà và Tiểu học Lý Tự Trọng. Thực hiện Quyết định số 999-QĐ/TU của Tỉnh ủy, ngày 23-8-2019, 2 trường hợp nhất thành Trường tiểu học Đăng Hà, điểm chính đặt tại thôn 5. Nói là điểm chính nhưng mọi thứ đều tạm bợ và không đồng nhất, các phòng học cấp 4 xuống cấp; phòng làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đều chưa có nên phải lấy 1 phòng học làm nơi sinh hoạt chung. 3 dãy gồm 11 phòng học cấp 4 ở điểm chính không cùng chung khu vực mà tách riêng biệt thành 2 nơi, cách nhau khoảng 100m, ở giữa là nhà các hộ dân sinh sống. Nguyên nhân do trường được quy hoạch xây dựng mới từ năm 2003 trên diện tích 2 ha (bên cạnh là Trường mẫu giáo Hoa Cúc diện tích 0,8 ha), đến năm 2005, một số hộ dân nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng nên huyện lấy khu đất mới xây dựng dãy 6 phòng học cấp 4, cách các phòng học cũ đã có trước đó 100m. Tuy nhiên, đến nay, do nhập nhằng trong đền bù giải phóng mặt bằng nên trường vẫn chưa được đầu tư xây dựng mới. Hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng cơ bản thực hiện xong, các hộ dân đang chờ giải ngân vốn để chuyển đi nơi khác.
Hàng chục người tình nguyện đến giúp trường làm sân bê tông sáng 5-10-2019
Mặt khác, do xây dựng từ lâu, sau này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đường ngăn lũ cao hơn 1m so nền đất tự nhiên của khuôn viên trường, vì thế, khi mưa sân trường không khác một cái ao. Để thuận tiện cho hoạt động đi lại, vui chơi, tập thể dục thể thao... trong dịp hè, trường xin hẳn 1 quả đồi lấy đất đổ nâng cao sân. Tiếp đến, để có sân khấu tổ chức các hoạt động, ngay từ những ngày đầu tháng 9, trường vận động xây dựng sân khấu kịp lễ khai giảng. Sau khai giảng, mưa lớn kéo dài, cộng với sân trường mới đổ đất chưa được bê tông, học sinh đi lại nhiều khiến khuôn viên như vùng rốn lũ, nhầy nhụa bùn đất.
Để bê tông gần 2.000m2sân trường là việc làm vô cùng khó khăn với thầy trò nhà trường nhưng không thể không làm. Từ Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên trường phân công đi gõ cửa từng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xin cát, đá, xi măng. Ròng rã gần 1 tháng, trường đã vận động được 2 xe đá 13m3(loại 1x2), 11 xe cát; mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đóng góp từ 1-5 bao xi măng. Sáng sớm 5-10, hàng chục người gồm thầy, cô giáo, phụ huynh, đoàn viên thanh niên và thợ hồ tình nguyện mang vật dụng, đồ nghề, máy móc đến đổ 450m2bê tông sân trường. Hiện sân trường còn 1.400m2chưa được bê tông, mong các tổ chức, cá nhân quan tâm, hỗ trợ. Trước đó, năm học 2018-2019, tại Tiểu học Lý Tự Trọng (nay là điểm lẻ thôn 4), trường cũng đã vận động lát 200m2gạch sân trường cùng hàng trăm mét đường bê tông vào các lớp học. Tuy nhiên, hiện còn 600m2sân chưa được bê tông, cần sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
Cần những tấm lòng hảo tâm
Năm học 2019-2020, Trường tiểu học Đăng Hà có 484 học sinh/23 lớp/4 điểm, trong đó 82% là học sinh dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, đời sống người dân Đăng Hà còn nhiều khó khăn do thường xuyên mất mùa, nông sản rớt giá, vì thế rất khó vận động xã hội hóa cơ sở vật chất cũng như đóng góp cho bếp ăn bán trú. Trường có khoảng 50% học sinh là con em hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt khó khăn. Trong đó, nhiều em ở xa trường từ 5-7km với hệ thống giao thông không thuận lợi, người lớn còn khó đi nói gì đến học sinh lớp 1, lớp 2. Những năm qua có đủ phòng học nên trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhưng chưa có bếp ăn bán trú cho học sinh. Vì thế, nếu để các em về nhà ăn cơm trưa thì không kịp thời gian, không đảm bảo sức khỏe để học tập, trong đó có những em về nhà cũng không có cơm ăn bởi cha mẹ, người thân đi làm xa...
Nhu cầu ăn bán trú của các em hầu như 100%, nhưng những năm qua, nguồn kinh phí vận động có hạn nên trường chỉ ưu tiên những em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ở xa trường, không có người đưa rước, mồ côi cha mẹ. Thông qua mạng xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí và với kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề giáo, thầy Phan Công Hiếu đã kết nối, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, hỗ trợ kinh phí nấu hàng chục suất ăn mỗi trưa miễn phí phục vụ học sinh nghèo. Năm học 2018-2019, điểm thôn 4 nấu 35 suất cơm trưa/ngày, điểm thôn 5 nấu 54 suất cơm trưa/ngày. Từ đầu năm học 2019-2020 đến nay, ngoài vận động các phần quà, suất học bổng tặng học sinh nghèo, khó khăn, trường còn phải vất vả làm sân khấu, sân bê tông cho học sinh nên chưa thể tổ chức bếp ăn bán trú cho các em. Mặt khác, nguồn kinh phí rất hạn hẹp nên chưa thể trang trải đủ cho bếp ăn. Theo thống kê, có khoảng 70 học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ suất cơm trưa miễn phí, tương đương chi phí khoảng 700 ngàn đồng/ngày (không tính tiền công). Hiện Chi nhánh Viettel Bình Phước đã ủng hộ bếp ăn 5 triệu đồng. “Để nấu và duy trì các suất cơm trưa miễn phí cho học sinh nghèo, thông qua Báo Bình Phước, trường tha thiết kêu gọi các tổ chức, cá nhân quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tổ chức lại bếp ăn cho các em” - thầy Phan Công Hiếu nói.
Chia tay thầy trò ra về, trên đường tôi thầm nghĩ ở thời đại 4.0 mà vẫn còn ngôi trường chồng chất khó khăn như Tiểu học Đăng Hà. Hơn 20 năm về công tác ở xã Đăng Hà cũng ngần ấy thời gian thầy Phan Công Hiếu luôn trăn trở về những suất quà, học bổng, suất cơm trưa và nhiều việc phải làm khác vì học trò nghèo vùng sâu. Mong lãnh đạo huyện Bù Đăng, xã Đăng Hà sớm đầu tư xây dựng ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp hơn và mong các nhà thiện nguyện hỗ trợ nhiều hơn nữa cho trường.
Vũ Thuyên