88Point

Bài cuối:NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ TRUNG TÂM, CH&# kết quả ngoại hạng đêm qua

【kết quả ngoại hạng đêm qua】Ý nghĩa nhân văn từ một đề án

Bài cuối:
 NGƯỜI DÂN,ĩanhacircnvăntừmộtđềkết quả ngoại hạng đêm qua DOANH NGHIỆP LÀ TRUNG TÂM, CHỦ THỂ

BPO - Thông tin công dân được tích hợp trên thẻ căn cước cùng với ứng dụng VNeID sẽ giúp người dân chỉ sử dụng duy nhất một tấm thẻ có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khi khám, chữa bệnh và thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước.

Hiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước gắn chíp điện tử đang được ứng dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển kinh tế - xã hội, công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư…

Tấm thẻ toàn năng

Nếu như trước đây, một em bé khi sinh ra, cha mẹ phải thực hiện 3 TTHC ở 3 cơ quan khác nhau như: Đăng ký khai sinh tại bộ phận tư pháp, đăng ký thường trú tại cơ quan công an, làm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại cơ quan bảo hiểm xã hội, thì nay khi thực hiện dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi người dân chỉ cần đi một lần là giải quyết cùng lúc 3 thủ tục. Từ đó đã cắt giảm chỉ còn 1/3 thời gian giải quyết so với trước đây. 

Ứng dụng công nghệ vào từng khâu quản trị và khám, chữa bệnh kết hợp thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế đã giúp Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước giảm sai sót khi khai thác thông tin từ dữ liệu HIS (hệ thống thông tin bệnh viện)

Một trong những nhóm tiện ích của Đề án 06 đang được triển khai khá thành công trên địa bàn tỉnh là giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tỉnh đã hoàn thành tích hợp, kết nối thành công 1.769 dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia với 1.067 dịch vụ công trực tuyến ở mức toàn trình. Cùng với đó, cắt giảm nhiều nhóm TTHC, không phải kê khai thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đặc biệt, 25 dịch vụ công thiết yếu của đề án đã được triển khai hiệu quả trên môi trường số, thay vì phải tới cơ quan chức năng thì nay người dân có thể ngồi ở nhà để thực hiện 11 TTHC của ngành công an (đăng ký thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông…); 14 dịch vụ công của các sở, ngành (cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe, đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế và hộ gia đình, cá nhân, cấp giấy chứng nhận, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn…). 

Chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành đến Trung tâm Y tế thị xã khám sức khỏe. Sau khi khám, chị được nhân viên của trung tâm thực hiện liên thông dữ liệu khám sức khỏe lên Cổng giám định BHYT và thực hiện đồng bộ dữ liệu trên Cổng dịch vụ công quốc gia, phục vụ việc cấp đổi giấy phép lái xe nên chị không phải trực tiếp mang đi nộp như trước. 

Cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thị xã Chơn Thành làm thẻ căn cước cho công dân dưới 14 tuổi

Nhiều tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước, định danh điện tử đã được cung cấp. Trong đó, hiệu quả rõ nét từ ứng dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử trên lĩnh vực khám, chữa bệnh là đã có 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước và VNeID. Việc này còn tránh được sai sót cũng như chấm dứt tình trạng mượn thẻ BHYT của người khác đi khám, chữa bệnh nhằm trục lợi quỹ BHYT. 

Hiện 100% cơ sở khám, chữa bệnh đã triển khai phần mềm quản lý, khám, chữa bệnh và thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; 19 cơ sở y tế thực hiện liên thông dữ liệu khám sức khỏe phục vụ việc cấp đổi giấy phép lái xe toàn trình; hơn 95% dân số Bình Phước được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử; 115 cơ sở khám, chữa bệnh được cấp mã liên thông trên hệ thống đơn thuốc quốc gia để thực hiện kê đơn thuốc điện tử.

Nền tảng chuyển đổi số quốc gia

Hiện nay, nhiều tiện ích từ dữ liệu dân cư, thẻ căn cước, định danh điện tử đã được cung cấp. Người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID để thay giấy tờ cá nhân khi làm thủ tục đi máy bay; thông báo lưu trú; tố giác tội phạm; có thể thay thế thẻ căn cước công dân gắn chíp và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng (giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, BHYT)… tạo nhiều thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ. Mới đây, Chính phủ đã chính thức nhân rộng triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc.

Cán bộ Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thị xã Bình Long tuyên truyền cho người dân về những điểm mới của luật căn cước và sử dụng các dịch vụ công thiết yếu ngành công an

Tại Bình Phước, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID là điểm nhấn nổi bật trong cải cách TTHC, là bước đi quan trọng trong tiến trình số hóa các dịch vụ công và thực hiện hiệu quả Đề án 06. Trước khi hoàn thiện hồ sơ đi nước ngoài, anh Phan Hoàng Chánh ở khu phố Bàu Ké, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú có mặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Đến đây, anh được công chức Sở Tư pháp hướng dẫn các bước yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và chỉ khoảng 3-5 phút, anh đã hoàn thành các bước. “Sau khi nộp online mình có thể tra cứu, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ; xem, tải phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử khi có kết quả xử lý. Đặc biệt, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được lưu trên hệ thống, nên những lần sau cần, mình cũng không   phải kê khai nhiều giấy tờ như trước” - anh Chánh cho hay.

Triển khai Đề án 06 đang góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số tại Bình Phước. Đó là đã nâng tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đạt 100%; 100% công dân trên địa bàn tỉnh có danh tính số; 100% thí sinh đăng ký thi trực tuyến, rút ngắn thời gian xét tuyển; trên 50% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán trực tuyến; 100% trường học, cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện thu phí không dùng tiền mặt; trên 90% đối tượng hưởng an sinh xã hội được chi trả không dùng tiền mặt; 100% cán bộ, công chức giải quyết TTHC trên môi trường điện tử… giúp tiết kiệm chi phí rất lớn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội.

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được chuẩn hóa đến từng cá nhân và được bổ sung, cập nhật thường xuyên nên bảo đảm độ chính xác cao. Từ đó, cung cấp thông tin chính xác cho việc xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn phù hợp.

Đại tá NGUYỄN HUY HẢI, Phó Giám đốc Công an tỉnh


Ngay từ khi ra đời, mục tiêu của Đề án 06 là “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể phục vụ”. Mục tiêu này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp Chính phủ về Đề án 06, chuyển đổi số và yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương: phải luôn cầu thị, lắng nghe phản ánh của người dân, doanh nghiệp. “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. 

Bình Phước đang đặt mục tiêu với quyết tâm rất cao để thực hiện thành công và hiệu quả Đề án 06. Đây là hành trình dài nhưng đầy ý nghĩa, đòi hỏi phải có sự kiên định, không chủ quan. Để có thành công lớn phải bắt tay giải quyết ngay từ những việc nhỏ, vì mục tiêu lớn hơn đó là để người dân được thụ hưởng thật những giá trị to lớn, cốt lõi của đề án.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap