Hiện nay,ốngphngchốngdịchbệnhà cai tình hình dịch bệnh do vi-rút Zika tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và nguy cơ xuất hiện cas bệnh ở nước ta nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nguyễn Thanh Tùng (ảnh)cho biết:
- Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành của vi-rút Zika. Một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Thái Lan, Lào và Campuchia đã ghi nhận có bệnh nhân nhiễm vi-rút này. Nguy cơ càng cao hơn khi xuất hiện 1 công dân Úc nhiễm vi-rút Zika sau khi đi du lịch tại Việt Nam trở về nước.
Thưa ông, bệnh do vi-rút Zika cũng là do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành, ông nhận định thế nào về vấn đề này ?
- Muỗi Aedes (muỗi vằn) là vật trung gian truyền vi-rút Zika và cũng truyền bệnh sốt xuất huyết, đang lưu hành trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, bệnh sốt xuất huyết vẫn lưu hành suốt năm trên địa bàn tỉnh. Những tháng đầu năm nay có biểu hiện gia tăng. Thực tế, vẫn còn một bộ phận người dân chưa thật sự quan tâm thực hiện các giải pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt dù có kiến thức, cho nên dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn xuất hiện. Hiện nay, nếu như có cas bệnh do vi-rút Zika thì nguy cơ lan rộng là điều có thể xảy ra. Trên cơ bản, các triệu chứng, điều trị bệnh này khá tương đồng với bệnh sốt xuất huyết, như: sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu,… nên các bác sĩ cần lưu ý vấn đề đặc điểm người bệnh đi về từ vùng dịch để chẩn đoán bệnh.
Ngành đã có những giải pháp gì để ứng phó nếu có trường hợp mắc bệnh do vi-rút Zika, thưa ông ?
- Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi-rút Zika với 3 tình huống cụ thể. Nếu trường hợp có cas bệnh trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Trường hợp bệnh tiến triển thành dịch lớn, chúng tôi sẽ triển khai các giải pháp ứng phó nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc, biến chứng và tử vong.
Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các cơ sở y tế, các bệnh viện, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh do vi-rút Zika. Đồng thời, đã tập huấn phác đồ điều trị bệnh do vi-rút Zika cho các bệnh viện. Điều kiện chăm sóc y tế, khu vực cách ly ở các bệnh viện cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Ông có khuyến cáo gì để người dân cùng ngành y tế chủ động phòng, chống bệnh do vi-rút Zika ?
- Cách tốt nhất để bảo vệ khỏi vi-rút Zika là diệt muỗi, lăng quăng và tránh bị muỗi đốt. Các gia đình nên dùng hóa chất diệt muỗi và loại bỏ nơi sinh sản của chúng. Muỗi thường hoạt động vào ban ngày và chiều tối nên cần ngủ mùng cả ngày lẫn đêm. Ngành y tế sẽ tổ chức phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết để kêu gọi mọi người cùng nhau diệt muỗi, lăng quăng. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thực hành của người dân trong việc phòng bệnh. Ngoài ra, có một số bằng chứng vi-rút Zika có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con, nên người dân cần quan tâm để có thể phòng tránh bệnh.
Xin cảm ơn ông !
HỒNG DIỄM thực hiện