Ngay từ những năm đầu giành chính quyền,ọcBácHồviệcquytụnhântàipháttriểnkhoahọccôngnghệkq bóng đá tay ban nha Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện tối đa cho trí thức phát huy tài năng, hiểu biết của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Nhiều nhân tài trong và ngoài nước theo tiếng gọi của tổ quốc mà cùng quy tụ về với tấm lòng chung là xây dựng đất nước.
Biết bao nhân sĩ, trí thức và các nhà khoa học tên tuổi như: Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Tố, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ… đã tự nguyện từ bỏ cuộc sống êm ấm, giàu có ở Hà Nội, Sài Gòn hay Paris để tham gia cách mạng, sẵn sàng chịu nhiều hi sinh, gian khổ, lập nên những kỳ tích về khoa học công nghệ trong kháng chiến. Tất cả họ đều xuất phát từ lòng yêu nước, niềm tin, niềm cảm phục đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Nhìn nhận khách quan, thời gian đầu, các nhà khoa học Việt kiều chưa hiểu nhiều về Đảng, về cách mạng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, họ theo Bác Hồ về nước chủ yếu là do Bác chinh phục họ bằng tầm cao trí tuệ và nhân cách.