Chênh lệch giá vàng nội – ngoại còn 3,ávàngSJClệchnhịpvớigiávàngthếgiớlịch bóng đá hôm nay ngoại hạng1 triệu đồng/lượng
Tại thời điểm 14 giờ 04 phút chiều ngày 19/6, giá vàng SJC niêm yết trên bảng giá trực tuyến của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh đứng tại mức 34,66 – 34,76 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và các địa phương khác đứng ở mức 34,66 – 34,78 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Cùng thời điểm trên, giá vàng SJC niêm yết trên bảng giá trực tuyến của Tập đoàn DOJI áp dụng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có cùng mức giá mua vào là 34,69 triệu đồng/lượng, chiều bán lẻ có cùng mức giá 34,73 triệu đồng/lượng, bán buôn là 34,72 triệu đồng/lượng. Còn tại Đà Nẵng, giá vàng SJC được DOJI niêm yết ở mức 34,67 – 34,75 triệu đồng/lượng (mua – bán giao dịch lẻ) và 34,68 – 34,74 triệu đồng/lượng (mua – bán giao dịch buôn).
Mức giá vàng SJC hiện tại đã tăng thêm được 20 ngàn đồng/lượng so với mức giá đóng cửa ngày hôm qua (18/6) và đã trở lại ngang bằng với mức giá đóng cửa cuối tuần trước.
Trong khi đó, giá vàng trên thị trường thế đã tăng lên mức giá cao nhất trong vòng một tháng qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu rằng việc tăng lãi suất của ngân hàng này sẽ diễn ra chậm hơn so với nhiều người dự đoán.
Cụ thể, tại thời điểm 14 giờ 13 phút chiều 19/6 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay niêm yết trên sàn giao dịch Kitco của Singapore đang đứng ở mức 1.200,05 USD/ounce – tương đương với 31,59 triệu đồng/lượng (qui đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng).
Với mức giá hiện tại, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đã tăng lên khoảng 14 USD/ounce so với cùng thời điểm ngày hôm qua (18/6).
Do giá vàng thế giới tăng mạnh, còn giá vàng trong nước chỉ tăng lên nhẹ, nên mức chênh lệch giá giữa hai thị trường hiện đã thu hẹp về khoảng mức 3,17 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đêm hôm qua (18/6), giá vàng thế giới bật tăng lên trên ngưỡng 1.200 USD/ounce. Theo đó, cuối phiên này, tại thị trường New York, giá vàng giao giao ngay đứng ở mức 1.202,50 USD/ounce, tăng 1,4% so với phiên trước đó. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2015 cũng tăng 2,1%, lên 1.202 USD/ounce - mức cao nhất trong gần bốn tuần qua.
Theo phân tích của hãng tin Reuters, diễn biến tích cực này của thị trường vàng bắt nguồn từ kết quả cuộc họp chính sách mới nhất kéo dài hai ngày 16-17/6 vừa qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Các nhà điều hành chính sách của Fed nêu rõ, việc nâng lãi suất, hiện vẫn duy trì ở mức thấp gần 0%, sẽ chỉ diễn ra khi thị trường việc làm của Mỹ tiếp tục được cải thiện. Thông tin này đã khiến đồng USD mất giá, qua đó giúp vàng hưởng lợi.
Ngoài ra, những lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ tại Hy Lạp cũng góp phần giúp vàng thêm “lấp lánh” trong phiên này. Tuy nhiên, đà tăng về cuối phiên lại bị thu hẹp so với lúc đầu, sau khi một tờ báo của Đức đưa tin chương trình cứu trợ tài chính dành cho Athens có thể kéo dài tới cuối năm nay.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ tiến hành cuộc họp khẩn cấp vào ngày 22/6 tới nhằm tìm cách giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Giá vàng thế giới tăng lên mốc 1.200 USD sau tín hiệu chậm tăng lãi suất của FED. |
Giá đồng USD giảm xuống
Cũng chính thông tin phát đi từ cuộc họp 2 ngày qua của Fed, đồng USD đã quay đầu suy yếu. Theo thông tin của AFP, tại thị trường Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 123,14 yen/USD so với mức 123,43 yen/USD tại New York trước đó. Trong khi đó, đồng euro được giao dịch ở mức 1,1362 USD/euro và 139,92 yen/euro so với mức 1,1335 USD/euro và 139,91 yen/euro tại New York, bất chấp mối lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp ngày càng tăng.
Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch Janet Yellen cho biết lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed trong chín năm qua có thể sẽ diễn ra vào “cuối năm nay”. Tuy nhiên, bà Yellen nói thêm rằng bà cùng các quan chức của Fed muốn có thêm bằng chứng rõ nét hơn về thực trạng kinh tế Mỹ, trong đó thị trường việc làm cần tiếp tục cải thiện và lạm phát trở lại mức 2%.
Bên cạnh đó, bà Yellen đã bày tỏ sự quan tâm đến cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, đồng thời cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ biến động đáng kể nếu Athens không đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế liên quan đến giải ngân tiền cứu trợ.
“Ngân hàng trung ương Hy Lạp cũng cảnh báo rằng nếu đàm phán thất bại, Hy Lạp sẽ phải trải qua một viễn cảnh “u ám”, đó là rơi vào vỡ nợ và rời khỏi Eurozone”, AFP cho biết.
Còn trên thị trường tiền tệ Việt Nam, tỷ giá VND/USD ở hầu hết các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, tại thời điểm 14 giờ 21 phút chiều 19/6, tỷ giá VND/USD niêm yết tại ngân hàng Vietcombank đứng ở mức 21.770 – 21.830 đồng/USD; tại BIDV đứng ở mức 21.775 – 21.835 đồng/USD; tại Vietinbank đứng ở mức 21.785 – 21.835 đồng/USD.
Còn các ngân hàng khác như: ACB đứng ở mức 21.775 – 21.835 đồng/USD; Eximbank đứng ở mức 21.755 – 21.835 đồng/USD; Techcombank đứng ở mức 21.755 – 21.845 đồng/USD; VIB đứng ở mức 21.755 – 21.835 đồng/USD; TPBank, Sacombank đứng ở mức 21.750 – 21.830 đồng/USD; SHB đứng ở mức 21.760 – 21.835 đồng/USD./.
Đỗ Minh