【ket qua phat goc】Hè về rộn ràng học chữ Khmer
Hậu Giang có 15 chùa Khmer,ềrộnrnghọcchữket qua phat goc hàng năm, cứ đến dịp hè là nhiều điểm chùa lại tổ chức dạy chữ Khmer cho con em đồng bào trong vùng. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, thiết thực trong việc bảo tồn, giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc...
Học sinh tham gia học chữ Khmer tại chùa Khemmarapaphia.
Cũng như nhiều chùa Khmer khác trên địa bàn tỉnh, cứ mỗi dịp hè, chùa Khemmarapaphia, ở ấp 5, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, lại tổ chức lớp dạy chữ Khmer cho con em. Hơn một tháng qua, ngày nào cũng vậy, trong không gian thanh tịnh của chùa là những âm thanh vang lên bởi phát âm, đánh vần của các em. Ông Dương Thiên, Trưởng ban Quản trị chùa, cho biết: “Chúng tôi tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp hè như thế đã hơn 10 năm nhằm giúp các em học sinh biết được ngôn ngữ, chữ viết mẹ đẻ, đồng thời biết văn hóa, cách xưng hô, phong tục tập quán của dân tộc”.
Năm nay là năm thứ 5 em Trần Thị Yến Nhi theo học chữ Khmer tại chùa. Đến nay, em đã biết đọc, viết chữ Khmer khá thành thạo và cảm thấy rất hứng thú mỗi khi đến lớp học. Yến Nhi cho biết: “Là người Khmer mà không biết chữ của dân tộc mình thì rất phí, nên khi nghỉ hè em xin cha mẹ vào chùa học. Đến đây, em còn quen biết nhiều bạn bè, được chơi trò chơi nữa”.
Dù là lớp học được tổ chức trong những ngày hè, thông thường chỉ kéo dài hơn 2 tháng nhưng năm nào cũng thu hút rất đông con em đồng bào dân tộc Khmer trong ấp đến học. Năm nay, chùa Khemmarapaphia nhận khoảng 50 em, chia làm 4 lớp, đông nhất từ trước đến nay. Điều này càng khẳng định tiếng nói, chữ viết, văn hóa truyền thống dân tộc Khmer đang được thế hệ trẻ giữ gìn.
Sư Thạch Umsiranl, đứng lớp dạy chữ Khmer trong chùa, cho biết: “Hiện nay, bà con phật tử và con em đồng bào dân tộc Khmer rất quan tâm học chữ Khmer. Hơn một tháng nay, các em vẫn bám lớp và chăm chú lắng nghe, đặc biệt tiếp thu rất nhanh những nội dung mà chúng tôi truyền đạt”.
Đối với lớp học tại chùa, giáo viên chính là các vị sư có nhiều năm tu học, kiến thức khá rộng và nhiều kinh nghiệm. Dù lớp học chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng chất lượng học tập luôn được nhà chùa chú trọng. Đó là chương trình dạy luôn được đổi mới, bám sát với sách giáo khoa, giáo viên còn hướng dẫn nhiều hoạt động khác như: kể chuyện, chơi trò chơi để tạo sự hứng thú, phấn khích, giúp các em tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn.
Còn tại chùa Pôthyrăngsây, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, cũng là một trong những chùa thường xuyên dạy chữ Khmer vào mỗi dịp hè. Tuy năm nay chỉ có trên 10 em theo học nhưng chùa vẫn mở lớp.
Sư Danh Phải, Phó Trụ trì chùa, cho biết: “Chùa đã duy trì việc dạy chữ Khmer trong mỗi dịp hè gần 10 năm qua, số lượng học sinh đến học tùy năm. Sau khi kết thúc, chùa tổ chức thi và trao thưởng cho em nào có thành tích tốt. Vì thế, cả thầy và trò đều cố gắng dạy, học”.
Để khuyến khích các em học tập tốt, trước khi vào học, nhà chùa đều hỗ trợ tập, viết cho học sinh. Ngoài việc dạy chữ Khmer, chùa còn dạy văn hóa, phong tục tập quán, giáo lý nhà phật,… cho các em. Em Thị Lyl, đang học chữ Khmer tại chùa, nói: “Vào chùa học em vừa biết chữ vừa được tham gia trò chơi nên rất thích. Bốn năm nay, năm nào em cũng vào chùa học nên giờ đã đọc, viết khá rành. Em cố gắng học tốt để cuối khóa thi được điểm cao, có quà”.
Theo đại đức Danh Tuấn, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, năm nay, tỉnh có 6 chùa tổ chức dạy chữ Khmer cho học sinh đồng bào dân tộc. Để chuẩn bị tốt cho việc dạy và học, các chùa chọn những sư có kiến thức và kinh nghiệm, chuẩn bị giáo án, bố trí phòng học, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học…
“Có những chùa thiếu giáo viên, chúng tôi mời một số vị sư ở tỉnh, thành giáp ranh về dạy. Đặc biệt, các em học sinh rất ham học và tiếp thu kiến thức rất nhanh. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì hoạt động này ở những dịp hè tới để bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, văn hóa đồng bào dân tộc Khmer”, đại đức Danh Tuấn cho biết thêm.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN