【bóng đá 88 trực tiếp】Doanh nghiệp 'rỗng ruột' nhìn từ Faros
Ai dám kiểm toán cho ROS?ệprỗngruộtnhìntừbóng đá 88 trực tiếp
Thông thường một công ty bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HOSE sẽ đăng ký giao dịch tại sàn UpCom. ROS có thể chuyển xuống UpCom nhưng chắc chắn sẽ không được giao dịch bình thường vì vẫn đang vi phạm quy định công bố thông tin. Ngay cả ở UpCom chỉ khi nào ROS công bố báo cáo tài chính 2021 đã kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét thì mới được xem xét giao dịch bình thường trở lại.
Có hai khả năng xảy ra với ROS trong trường hợp chuyển về UpCom: hoặc hạn chế giao dịch 1 lần/tuần trong thời gian chờ khắc phục vi phạm; hoặc không được giao dịch. Khả năng không được giao dịch ở UpCom đã gần như hiện thực vì ROS đang không có người đại diện theo pháp luật. Hiện hội đồng quản trị của ROS chỉ còn hai thành viên. Theo quy định pháp luật, nếu số lượng thành viên hội đồng quản trị một doanh nghiệp niêm yết giảm còn hai phần ba thì doanh nghiệp phải tiến hành đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại cho đủ. Khi có đủ hội đồng quản trị, công ty mới cử ra người đại diện pháp luật.
Trong văn bản gửi HOSE ngày 25-8-2022, ROS thông báo sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 15-9-2022. Cũng trong ngày này ROS công bố thông tin nhận đơn xin từ nhiệm của hai thành viên ban kiểm soát.
Mấu chốt vấn đề của ROS hiện nay là khó có công ty kiểm toán nào “dám” ký hợp đồng kiểm toán với họ để có thể ra báo cáo tài chính, khắc phục sai phạm. Điều này đã, đang và sẽ tiếp tục gây ách tắc trong việc xử lý các phát sinh tồn tại về báo cáo tài chính của ROS và những công ty khác có liên quan đến “dòng” FLC.
Dòng tiền từ ngân hàng
ROS niêm yết đầu tháng 9-2016. Theo Bản cáo bạch niêm yết, công ty đã nhiều lần tăng vốn từ 1,5 lên 4.300 tỉ đồng. Theo quy định, để có thể niêm yết trên HOSE, một doanh nghiệp phải có hai năm liên tiếp liền kề kinh doanh có lãi, thể hiện rõ trên báo cáo tài chính hàng năm có kiểm toán. Báo cáo tài chính năm 2014 và 2015 của ROS được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội đều ghi nhận vốn điều lệ thực góp vào ngày 31-12 hàng năm của hai năm trên.
Bản cáo bạch đồng thời trích dẫn báo cáo tài chính bán niên sáu tháng đầu năm 2016 của ROS được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán ASC, ghi rõ vốn điều lệ thực góp đến ngày 30-6-2016 là 4.300 tỉ đồng.
Đối chiếu với quy định pháp luật, ROS đã lọt qua “an toàn” các điều kiện niêm yết. Công ty tư vấn niêm yết, các công ty kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE đều không phát hiện ra việc tăng vốn quá nhanh của ROS. Hơn nữa, sau khi lên sàn, diễn biến cổ phiếu ROS luôn ở trạng thái bất thường, giá biến động như “pháo thăng thiên”, song ROS không bị thanh kiểm tra hay đưa vào “tầm ngắm” giám sát.
Chỉ đến khi cơ quan cảnh sát điều tra sử dụng nghiệp vụ dòng tiền, sự thật về quá trình tăng vốn của ROS mới được rõ ràng.
Để có tiền góp vốn qua từng đợt tăng, các cổ đông của ROS đã vay ngân hàng. Sau khi dùng tiền vay ngân hàng góp đủ vốn, thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh mới, có giấy phép với các chức năng hoạt động mới, các cổ đông lại rút tiền khỏi công ty dưới hình thức ủy thác đầu tư hoặc vay mượn, thanh toán các giao dịch nội bộ lòng vòng giữa các doanh nghiệp thành viên họ FLC.
Theo Bản cáo bạch niêm yết, cuối năm 2015, ROS đã thực hiện 14 hợp đồng ủy thác đầu tư với các cá nhân, tổ chức với tổng trị giá 3.332,6 tỉ đồng, trong đó có cá nhân được ủy thác đầu tư tới 400 tỉ đồng. Lý do ủy thác ghi rõ: “vốn đã huy động và vốn ứng trước chưa cần thiết sử dụng ngay”. Ai đã ứng trước vốn cho ROS với số tiền hàng ngàn tỉ đồng như vậy? Tiền hàng ngàn tỉ đồng chỉ có thể từ ngân hàng mà ra. ROS về bản chất chỉ là một pháp nhân rỗng ruột, được “bơm” đầy vốn ở những thời điểm cần thiết cho một mục đích nhất định. Khi mục đích hoàn tất, ROS lại trở về rỗng ruột.
Cách đây 7-10 năm, việc thành lập doanh nghiệp rỗng ruột cho những mục đích khác nhau còn chưa phổ biến. Hiện nay, lập doanh nghiệp bằng tiền vay ngân hàng để tham gia vào lĩnh vực đất đai, phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Quy định chứng khoán nên bổ sung, chỉnh sửa những chi tiết liên quan đến vấn đề trên và quan trọng hơn là nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan quản lý trong giám sát, giải quyết các trường hợp niêm yết bất thường trên sàn chứng khoán.
(Theo Kinh Tế Sài Gòn Online)