Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 27/9: Nâng cao năng lực logistics để tăng tốc xuất khẩu Thu trên 900 tỷ đồng tiền thuế thương mại điện tử xuyên biên giới |
Trên báo Quân đội nhân dâncó bài: “Hỗ trợ chuyển phát cho doanh nghiệp thương mại điện tử”. TheôngThươngquagócnhìnbáochíngàyHỗtrợchuyểnphátchodoanhnghiệpthươngmạiđiệntửm lich thi dauo bài báo, đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử từ năm 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã triển khai Chương trình GoOnline với nhiều biện pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp.
Bộ Công Thương hỗ trợ chuyển phát cho doanh nghiệp thương mại điện tử |
Các nhóm giải pháp được Chương trình GoOnline đưa ra cụ thể như: Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển phát giao hàng; tham gia Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp, ứng dụng thanh toán điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vay vốn tài chính... Chương trình GoOnline đã nhận được sự đồng hành của các tập đoàn viễn thông, công nghệ, hệ thống thương mại điện tử lớn nhất nước ta hiện nay, từ đó thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bài báo trích dẫn ý kiến của ông Nguyễn An Sơn - Phụ trách Phòng Phát triển dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - chia sẻ: Hiện nay, doanh nghiệp và người dân đã không còn xa lạ với các hình thức kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên chưa thực sự bài bản và phát sinh nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ vào vận hành. Chính vì vậy, thời gian qua Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, kết nối với doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số để triển khai các dự án, hoạt động liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử quốc gia. Thông qua công tác tổ chức, kết nối từ Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp đã sớm tiếp cận được với các gói giải pháp hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh.
Cũng liên quan trong vấn đề thương mại, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Algeria cũng được báo chí quan tâm đưa tin. Báo Lao độngcó bài: "Thúc đẩy giao thương, hợp tác kinh tế Việt Nam – Algeria"; Vietnam+của Thông tấn xã đưa tin: "Algeria mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với Việt Nam"...
Algeria là một trong những đối tác đầu tiên của Việt Nam tại châu Phi. Theo số liệu của Algex, về thương mại song phương, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 140 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2022 và 262,5 triệu USD vào năm 2021.
Các sản phẩm phi dầu mỏ chính mà Algeria xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm: Caroube và hạt caroube, giấy phế liệu, thịt gia cầm, thuốc, quả chà là, sản phẩm cao su, thiết bị lọc, các sản phẩm gang-thép.
Ngược lại, Algeria nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm như: Cà phê, giày dép, nhôm ở dạng thô và hợp kim nhôm, máy móc và thiết bị in, lưới và thịt cá... Tuy nhiên, khối lượng thương mại hiện được đánh giá là không phản ánh đúng tiềm năng của nền kinh tế hai nước.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - cho biết: Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác truyền thống nhiều mặt với Algeria, xem đây là đối tác kinh tế tin cậy và quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Phi.
Trên BáoLao độngsố ra hôm nay cũng có bài viết đáng chú ý: “Công nghiệp hỗ trợ: Khu vực FDI xuất siêu hơn 23 tỷ USD, thương mại hồi phục mạnh mẽ”.
Bên cạnh đó báo chí cũng đề cập đến Bộ Công Thương cảnh báo khả năng rút giấy phép, đình chỉ dự án điện mặt trời. Đay cũng là chủ đề trên bài viết trên báo Tuổi trẻ.
Theo nội dung bài "Bộ Công Thương cảnh báo khả năng rút giấy phép, đình chỉ dự án điện mặt trời", quan điểm của Bộ Công Thương tại tờ trình gửi Chính phủ về việc phê duyệt đề án Quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện VIII): Trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện dự án điện mặt trời nào có vi phạm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định, nếu vi phạm nghiêm trọng thậm chí rút giấy phép đầu tư, đình chỉ dự án theo các quy định của pháp luật.
Bộ Công Thương cho rằng, các dự án nêu trên (trừ các dự án không làm tiếp) đều đã triển khai thực tế ở các giai đoạn khác nhau, đã phát sinh chi phí. Vì vậy, để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho các nhà đầu tư, Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục phát triển các dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 với tổng công suất 2.360MW.