Phân kỳ đầu tư
Có ít nhất 2 thay đổi lớn trong tờ trình Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi (Pre F/S) mới nhất liên quan đến tuyến cao tốc Bắc - Nam vừa được Chính phủ trình Quốc hội so với các dự thảo trước đó. Đầu tiên là tên dự ánđã được thay đổi từ “Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông” thành “Dự án Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020”.
Ông Phạm Hữu Sơn,ƯutiênxâykmcaotốcBắc–soi kèo real madrid vs valencia Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - đơn vị tư vấn lập Pre F/S cho biết, ngoài việc khu biệt phạm vi nghiên cứu, đây có thể coi là sự phân kỳ đầu tư cho tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, bắt đầu từ Lạng Sơn tới Cà Mau hiện có tới 1.291 km cần đầu tư mới và 81 km mở rộng từ 2 làn lên 4 làn xe.
Trên đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ TP.HCM tới Cần Thơ, hiện đoạn cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã hoàn thành |
Thay đổi thứ hai là việc Chính phủ bổ sung vào Dự án giai đoạn 2017 - 2020 công trình cầu Mỹ Thuận 2 dài khoảng 7 km; đồng thời điều chỉnh quy mô đầu tư đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế) từ 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m xuống còn quy mô 2 làn xe, chiều rộng nền đường 12 m; chưa mở rộng đoạn La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Túy Loan (Đà Nẵng).
Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật cho biết, Dự án Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu có kinh phí đầu tư khoảng 5.125 tỷ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công. “Do cầu Mỹ Thuận 2 có tổng mức đầu tư lớn, chiều dài ngắn, nên không hấp dẫn về tài chínhnếu đầu tư theo hình thức PPP. Hiện cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều sẵn sàng tài trợ vốn vay ưu đãi”, ông Nhật cho biết.
Theo Bộ GTVT, trên đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ TP.HCM tới Cần Thơ, hiện đoạn cao tốc từ TP.HCM - Trung Lương đã hoàn thành và đang khai thác từ năm 2010; đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ đang triển khai thi công theo hình thức PPP, dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Do đó, việc sớm đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 là rất cần thiết, giúp nối thông tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ.
Ngoài ra, 2 phân đoạn cao tốc Bắc - Nam khác cũng được kiến nghị đầu tư theo hình thức đầu tư công là Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình); Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế).
Đối với đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Bộ GTVT cho biết, đang thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước với quy mô 2 làn xe, để hoàn chỉnh thành quy mô 4 làn xe chỉ cần bổ sung vốn nhà nước khoảng 1.612 tỷ đồng, nên việc đầu tư theo hình thức PPP là không phù hợp.
Với đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế), theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh cần đầu tư giai đoạn 2014 - 2017 theo hình thức BT. Theo số liệu dự báo nhu cầu vận tải, đoạn này có lưu lượng thấp hơn các đoạn ưu tiên giai đoạn 2017 - 2020, nên khả năng thu hút nhà đầu tư thực hiện PPP là rất khó khăn.
Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, trong giai đoạn 2017 - 2020, Chính phủ sẽ huy động nguồn lực để đầu tư khoảng 654 km, chia thành 11 dự án, gồm 3 dự án đầu tư công, 8 dự án PPP gồm các đoạn Mai Sơn - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) và Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Dự kiến, tổng mức đầu tư xây dựng các phân đoạn cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2017 - 2020 là 118.716 tỷ đồng, trong đó có 55.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và 63.716 tỷ đồng do nhà đầu tư huy động.
Liên quan tới phương án tài chính của các hợp phần đầu tư theo hình thức PPP, đối với phần lợi nhuận của nhà đầu tư, Bộ GTVT đang tạm tính tỷ suất lợi nhuận khoảng 14%/năm cho phần vốn chủ sở hữu; 10,37%/năm cho phần vốn vay; mức thu giá dịch vụ là 1.500 đồng/PCU/km (bắt đầu từ thời điểm dự án đưa vào khai thác), dự kiến 3 năm điều chỉnh 1 lần, mỗi lần tăng khoảng 12%. Với các yếu tố đầu vào này, các nhà đầu tư có thể hoàn vốn dự án trong thời gian dưới 24 năm.
Để đảm bảo công khai, minh bạch theo Kết luận số 19 - KL/TW ngày 5/10/2017 của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Chính phủ khẳng định sẽ tiến hành đấu thầulựa chọn nhà đầu từ cho 8 dự án có thời gian hoàn vốn khoảng 24 năm dự kiến đầu tư theo hình thức PPP.
Trước đó, trong tờ trình gửi Quốc hội, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ giao Bộ GTVT được quyết định mức tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ ngay trong báo cáo nghiên cứu khả thi và mức giá này sẽ không phụ thuộc vào “chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ”. “Nếu không quyết định mức giá, lộ trình tăng giá ngay từ đầu, sẽ không có cơ sở để tính toán phương án tài chính cả vòng đời dự án và đương nhiên không có cơ sở để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”, ông Nguyễn Nhật cho biết.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, căn cứ quy định của Luật Giá, đối với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, mức giá xác định để hoàn vốn lên đến 2.500 đồng/PCU/km. Để giảm áp lực cho các doanh nghiệpvận tải, Bộ GTVT kiến nghị lựa chọn mức giá khởi điểm là 1.500 đồng/PCU/km kết hợp với lộ trình tăng giá hợp lý.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ PPP (Bộ GTVT) cho biết, mức giá từng thời kỳ được đề xuất là phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người được Ngân hàngThế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tại tài liệu nghiên cứu “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” xuất bản năm 2016 .
Giai đoạn 2021-2023: 1.500 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2024-2026: 1.700 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2027-2029: 1.900 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2030-2032: 2.100 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2033-2035: 2.400 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2036-2038: 2.700 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2039-2041: 3.000 đồng/PCU/km
Giai đoạn 2042-2044: 3.400 đồng/PCU/km.