【tỷ số trực tiếp 7m】Một "hạt mầm" vừa được gieo cho khoa học
Hôm nay 12.8,ộtquothạtmầmquotvừađượcgieochokhoahọtỷ số trực tiếp 7m lễ khánh thành khu hội trường trong Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) sẽ diễn ra ở P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, Bình Định với sự có mặt của hơn 200 giáo sư, tiến sĩ (GS-TS) vật lý Việt Nam và nước ngoài. Đây sẽ là nơi tổ chức hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9 với chủ đề 'Cửa sổ nhìn ra vũ trụ'.
|
Theo GS Trần Thanh Vân, nhà vật lý Việt kiều Pháp và là người chủ trì hội nghị, sự ra đời của ICISE nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học bắc - nam, phát triển giáo dục và nâng cao kiến thức khoa học Việt Nam. Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, GS người Mỹ Sheldon Lee Glashow (Nobel Vật lý năm 1979) cũng khẳng định: “ICISE sẽ là nơi tập trung vào ươm mầm các phát kiến khoa học cũng như là nơi giao lưu, trao đổi các tri thức khoa học mới nhất”.
Sẽ mất bao lâu và đâu là những điều kiện tiên quyết để có thể hái quả từ những “hạt mầm” khoa học? Các chuyên gia quốc tế tham dự hội nghị đều có cùng chung nhận định: Sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia chỉ được xây dựng dựa trên một nền tảng khoa học - công nghệ (KHCN) vững chắc. Tuy vậy, quá trình đầu tư cho KHCN đòi hỏi rất nhiều thời gian, tâm huyết và tầm nhìn rộng.
GS Jean Iliopoulos, nhà vật lý người Pháp gốc Hy Lạp, nói với Thanh Niên: “Con đường phát triển phải tuân theo quy trình hoàn chỉnh: kiến thức khoa học, giáo dục, thành tựu công nghệ rồi sau cùng mới là tăng trưởng kinh tế. Không có con đường tắt nào và không thể đốt cháy giai đoạn. Những ai nóng lòng muốn có kết quả ngay lập tức từ đầu tư vào khoa học và giáo dục sẽ phạm phải sai lầm nghiêm trọng”…
'Đói nghèo hay chiến tranh không phải là cái cớ'
Các chuyên gia đều thống nhất rằng đói nghèo hay khủng hoảng kinh tế không bao giờ là lý do để cản trở đầu tư cho KHCN. Những quốc gia biết đặt mục tiêu cho phát triển KHCN cách đây hàng chục năm thì giờ đây đang tận hưởng trái ngọt.
|
GS Iliopoulos lấy ví dụ trường hợp của Phần Lan: “Trong nhiều năm, Phần Lan là một nước lệ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và ở thập niên 1990 nước này đối mặt với một thảm họa kinh tế nghiêm trọng. Phần Lan có một bước đi táo bạo là tăng tỷ trọng đầu tư cho KHCN lên đến trên 3% tổng sản phẩm quốc dân (GNP), cao nhất nhì châu Âu. Và kết quả, bây giờ Phần Lan là một trong những quốc gia có mức sống cao nhất trên thế giới”.
GS Marek Karliner (Viện trưởng Viện Vật lý lý thuyết, Đại học Tel-Aviv, Israel) chia sẻ câu chuyện từ chính đất nước ông: “Thời điểm lập quốc 1948, chúng tôi vô cùng nghèo khó. Thủ tướng Israel lúc đó nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển KHCN nhưng cũng hiểu rằng không thể chỉ bằng cách tổ chức những hội thảo đình đám rồi mời các nhà KH đoạt giải Nobel đến rồi thôi. Sau những hội thảo quốc tế, chúng tôi chọn ra những nhân tài nổi bật nhất trong từng lĩnh vực rồi gửi họ đi học ở những trung tâm đào tạo hàng đầu thế giới. Những người này sau đó cũng trở thành các chuyên gia hàng đầu thế giới và trở về nước phục vụ”.
Theo các chuyên gia, hậu quả nặng nề của chiến tranh cũng không nên được xem là cái cớ để không đặt ưu tiên phát triển KHCN. Trái lại, nó là điều kiện tiên quyết để giúp một quốc gia khắc phục những di họa từ cuộc chiến, cho dù quá trình đó không hề ngắn ngủi. GS Iliopoulos dẫn ví dụ: Ngay từ khi bắt tay khắc phục hậu quả Thế chiến 2, lãnh đạo các nước châu Âu đã xác định là phải ưu tiên đầu tư liên tục cho giáo dục và nghiên cứu. Ông kết luận: “Việt Nam cũng chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và tôi tin rằng, nếu chịu đầu tư cho KH nghiêm túc và lâu dài, các bạn cũng sẽ có những thành quả xứng đáng”.
Để đúc kết cuộc tranh luận nên hay không nên đặt KHCN trước tăng trưởng kinh tế, GS Iliopoulos lấy ngay ví dụ từ quê hương ông: “Hy Lạp chỉ trích 0,6% từ GNP vào nghiên cứu và phát triển. Và các bạn đều thấy rất rõ thảm họa kinh tế người dân Hy Lạp đang phải gánh chịu từ chính sách trên”.