【kq u20 mexico】Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân
Nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân,áttriểncácngànhcôngnghiệpvănhóađápứngnhucầuhưởngthụcủangườidâkq u20 mexico Bình Dương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Bình Dương luôn xác định phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là nhiệm vụ quan trọng.
Nói về công nghiệp văn hóa là nói về sự ứng dụng của những tiến bộ khoa học - công nghệ và kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân. Ngày 8-9-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Lễ hội học và chơi 2023 tổ chức tại Bình Dương là một trong số các hoạt động hứa hẹn giúp thúc đẩy giao lưu văn hóa và phát triển ngành nhân vật biểu tượng - một ngành mới nổi tại Việt Nam
Để phát triển công nghiệp văn hóa, trong những năm qua, Bình Dương đã nghiên cứu kỹ những tiềm năng, lợi thế để lựa chọn các lĩnh vực phát triển cho phù hợp. Trong số 12 lĩnh vực Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam thì du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh là những lĩnh vực Bình Dương có nhiều tiềm năng để phát triển. Nắm bắt và khai thác những tiềm năng, thế mạnh nêu trên, Bình Dương đã và đang xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hóa thông qua các sản phẩm, như: Du lịch văn hóa, quảng cáo, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn... Với tình hình hiện nay, có thể nói phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế, mà trên thực tế, công nghiệp văn hóa đã được thừa nhận như một ngành sản xuất, là lực lượng sản xuất văn hóa, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần tốt đẹp cho xã hội, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ Festival Quảng cáo Việt Nam 2024, Hội thảo “Thúc đẩy phát triển thương mại Quốc tế và công nghiệp văn hóa Bình Dương” được tổ chức tại Bình Dương vừa qua, các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có những chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, cùng thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế và công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là kinh nghiệm quý báu để Bình Dương định hướng phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.
Mới đây, trong buổi gặp gỡ, trao đổi, xúc tiến đầu tư ngành văn hóa - công nghệ với Trung tâm Thương mại Văn hóa Quốc tế Quốc gia (Quảng Châu, Trung Quốc), các đại biểu đại diện doanh nghiệp Quảng Châu đánh giárất cao những tiềm lực phát triển công nghiệp văn hóa tại Bình Dương. Qua đó, các đại biểu đã giới thiệu về các ngành văn hóa, các hạng mục công trình văn hóa - công nghệ đã được đầu tư tại một số địa phương... Đồng thời, các đại biểu bày tỏ mong muốn hợp tác đầu tư tại Bình Dương để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân.
Ông Lê Văn Thái, Phó Giám đốc SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch, cho hay Bình Dương đã và đang xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hóa thông qua các sản phẩm, như: Du lịch văn hóa, quảng cáo, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn... Vì vậy, tỉnh rất mong muốn đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực này; đồng thời sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa Tổng Công ty Becamex IDC, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các nhà đầu tư Quảng Châu để phát triển lĩnh vực văn hóa - công nghệ trong thời gian tới...
Theo bà Huỳnh Đinh Thái Linh, Giám đốc Trung tâm Thương mại thế giới Bình Dương (WTC Bình Dương), khi nói đến văn hóa thì chúng ta không nên chỉ nghĩ về nội dung mà còn phải liên quan đến sản xuất. Vì vậy, tỉnh đang cân nhắc thu hút các ngành sản xuất mới phát triển ở Bình Dương. Trong 3 năm qua, Bình Dương đã có sự kết hợp với các đối tác từ Hàn Quốc và tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến ngành sáng tạo nội dung. Sắp tới, đồng hành với quy hoạch mới của tỉnh, ngành sáng tạo nội dung sẽ kết hợp chặt chẽ với các công nghệ mới, công nghệ thông tin để thúc đẩy một số ngành phát triển. Có 12 ngành nhỏ trong ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, ngành quảng cáo là ngành phát triển nhiều năm gần đây, còn ngành thủ công mỹ nghệ là ngành nghề truyền thống của Bình Dương. Vì vậy, Bình Dương rất tự tin có những nền tảng để phát triển.
Trong tương lai gần, dân số sẽ ngày càng tăng, đời sống của người dân cũng ngày càng nâng cao. Vì vậy, bên cạnh phát triển sản xuất, Bình Dương rất quan tâm đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đầu tư phát triển lĩnh vực này là để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí cho các tầng lớp nhân dân. Theo đó, Bình Dương đang phấn đấu để không chỉ là thủ phủ công nghiệp, phát triển sản xuất mạnh mẽ mà còn là vùng kết hợp giữa sản xuất và văn hóa để đáp ứng những nhu cầu mới, từ đó thu hút nhóm những cư dân có trình độ cao đến Bình Dương sinh sống trong thời gian tới.
Để phát triển công nghiệp văn hóa, trong những năm qua, Bình Dương đã nghiên cứu kỹ những tiềm năng, lợi thế để lựa chọn các lĩnh vực phát triển cho phù hợp. Trong số 12 lĩnh vực Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam thì du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh là những lĩnh vực Bình Dương có nhiều tiềm năng để phát triển. |
THỤC VĂN