【giải vdqg nga】Giám sát chặt chẽ tiêu hủy phế liệu tồn đọng
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro phế liệu,ámsátchặtchẽtiêuhủyphếliệutồnđọgiải vdqg nga phế phẩm của doanh nghiệp | |
Tạm giữ nhiều hàng lậu trong cơ sở thu mua phế liệu | |
Gần 100 lô hàng nhập khẩu tại cảng Cát Lái chưa có người nhận |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Mép kiểm tra hàng phế liệu nhập khẩu. Ảnh: N.H |
Cụ thể, trong chỉ đạo mới đây, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan.
Đối với các lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu, đơn vị hải quan quản lý phế liệu tiêu hủy thực hiện xây dựng Kế hoạch tổ chức tiêu hủy, trong đó xác định rõ danh sách chi tiết container, tên hãng tàu, đơn vị tiêu hủy, thời gian dự kiến, phương án tiêu hủy, trách nhiệm của Hội đồng xử lý tiêu hủy, Tổ giám sát tiêu hủy và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức tiêu hủy trước khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng để thực hiện tiêu hủy.
Đơn vị hải quan quản lý phế liệu tồn đọng thực hiện lập Biên bản bàn giao các container phế liệu kèm niêm phong của hãng vận tải/niêm phong hải quan đưa đi tiêu hủy cho hội đồng xử lý (tổ giám sát tiêu hủy) tại địa điểm thực hiện tiêu hủy.
Tổng cục Hải quan yêu cầu thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy hàng hóa hoặc giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác (nếu có). Để đảm bảo công tác giám sát, quản lý chặt chẽ việc tiêu hủy phế liệu theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo sức khỏe cán bộ công chức hải quan giám sát tiêu hủy phế liệu, cục trưởng cục hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ quy định và tình hình thực tế tại đơn vị để quyết định biện pháp giám sát trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác như giám sát qua hệ thống camera được kết nối với cơ quan Hải quan; bàn giao trách nhiệm lưu giữ các container phế liệu cho doanh nghiệp tiêu hủy để thực hiện việc tiêu hủy phế liệu theo đúng công suất đã được cấp phép cho cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo tiến độ xử lý phế liệu tồn đọng.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo, trước khi thực hiện cắt niêm phong của hãng vận tải/niêm phong hải quan để tiêu hủy hàng hóa, cần chụp ảnh cửa container, chụp ảnh niêm phong trước khi cắt; lập biên bản mở container, ghi rõ số hiệu container, số niêm phong; tổ chức việc giám sát công tác tiêu hủy từ khi cắt niêm phong lấy hàng hóa ra khỏi container, đưa hàng hóa vào tiêu hủy, đến khi tiêu hủy xong toàn bộ lô hàng trong container; lập biên bản có xác nhận của các bên liên quan; lưu hình ảnh, biên bản vào hồ sơ xử lý tiêu hủy.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo xử lý trách nhiệm của công chức có liên quan trong trường hợp phát hiện được các lô hàng phế liệu buộc phải tiêu hủy nhưng không được thực hiện tiêu hủy, thẩm lậu vào nội địa.