您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín
【kết quả trận fenerbahce】Mối lo thiếu điện
88Point2025-01-10 19:11:28【Nhà cái uy tín】8人已围观
简介Miền Bắc thiếu điện, EVN đề xuất phát triển nhanh năng lượng tái tạoThiếu than cho nhiệt điện, lo ng kết quả trận fenerbahce
Miền Bắc thiếu điện,ốilothiếuđiệkết quả trận fenerbahce EVN đề xuất phát triển nhanh năng lượng tái tạo | |
Thiếu than cho nhiệt điện, lo ngại thiếu điện từ tháng 4/2022 | |
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn trước nguy cơ thiếu than cho điện |
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới áp lực cung ứng điện ngay trong năm nay là bởi thiếu than cho điện. Ảnh: ST |
Áp lực thiếu điện tại miền Bắc
Theo EVN, trong quý 1/2022, tổng khối lượng than đã được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của EVN là 4,49 triệu tấn trên tổng số 5,85 triệu tấn theo hợp đồng đã ký (tương ứng tỷ lệ 76,76%). Như vậy, lượng than được cung cấp đã thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát. Mặc dù các đơn vị cung cấp than (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc) đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn để khai thác than từ các mỏ trong nước và NK than để pha trộn, nhưng thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cho biết, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới. |
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, điện cho phát triển kinh tế đang nóng, nhất là sau 2 năm đại dịch.
Việc đảm bảo cung ứng điện thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở miền Bắc. Trong khi đó, việc hỗ trợ kéo điện từ miền Trung ra miền Bắc bị giới hạn bởi truyền tải.
“Căng thẳng Nga - Ukraine cũng khiến nguồn cung năng lượng sơ cấp bị ảnh hưởng, giá NK cao. Việc mất cân đối nguồn cung điện tại các vùng miền dẫn tới khó khăn nhất định trong điều độ vận hành hệ thống điện”, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia chia sẻ, nhu cầu điện đã phục hồi trở lại với mức tăng 7% trong các tháng đầu năm 2022. Công suất lớn nhất là 43.000 MW. Trong đó, riêng khu vực miền Bắc đạt 20.000 MW, ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội về nhu cầu điện.
Cũng theo ông Trung, công suất đặt của hệ thống điện đến cuối năm 2021 đạt 77.811 MW, tăng 25% so với năm trước. Trong đó, nguồn năng lượng tái tạo tăng trưởng ấn tượng khi nâng tỷ trọng đóng góp từ 15% lên 26%. Tuy nhiên, con số tăng thêm trên không hoàn toàn phản ánh mức tăng trưởng khả năng cung ứng điện, điển hình như trường hợp của điện gió. “Dù đưa vào thêm 4.000 MW điện gió nhưng đây lại là nguồn điện có tính bất định cao, có thời điểm chỉ đóng góp được 350 - 400 MW vào hệ thống, tương đương 10% công suất. Nguồn điện ở miền Bắc không được bổ sung thêm, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là khi khu vực này đang có sự phục hồi nhu cầu điện nhanh chóng”, ông Trung nói.
Đại diện Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết sẽ nỗ lực để đảm bảo đủ nguồn điện từ nay cho đến cuối mùa khô cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đảm bảo cấp điện mùa khô của khu vực miền Bắc tương đối khó, khả năng khó đáp ứng khoảng 2.000 - 3.000 MW vào cuối mùa khô.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, về cung-cầu điện đến năm 2025, khu vực miền Nam và miền Trung cơ bản đảm bảo cung ứng điện. Riêng miền Bắc, nhu cầu điện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Các nguồn điện mới dự kiến hoàn thành hàng năm trong giai đoạn 2022-2025 luôn thấp hơn so với tăng trưởng phụ tải nên việc đảm bảo cung cấp điện ngày càng khó khăn, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh vào các tháng 5-7 là thời điểm nắng nóng, đồng thời là cuối mùa khô nên công suất khả dụng các nhà máy thủy điện bị suy giảm.
Tăng nhập điện, nhập than
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới áp lực cung ứng điện ngay trong năm nay là bởi thiếu than cho điện. Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ở thời điểm trước mắt, Việt Nam cần tăng cường khai thác than trong nước theo các hợp đồng đã ký kết giữa các DN, đúng chủng loại thiết kế cho các nhà máy điện của EVN.
“Để sản xuất điện, Việt Nam vẫn phải tìm mọi cách NK than nhanh để cung cấp cho các nguồn điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện, nhất là thời gian tới đây, khi vào mùa nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, dự báo nhu cầu điện sẽ tăng cao. Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đang thúc đẩy việc tăng cường NK than cho điện từ các thị trường Australia, Nam Phi để bù đắp nguồn than bị thiếu hụt. Tuy nhiên, cần chú ý NK nguồn than như thế nào cho phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện. Có thể thực hiện trộn than trong nước với than NK để cung cấp than phù hợp với loại than thiết kế cho từng nhà máy điện”, ông Vy nói.
Ông Vy cũng cảnh báo tăng tốc NK than cho điện có thể đặt ra áp lực về giá bán điện trong thời gian tới. Do phải tăng cường NK cấp bách, các đơn vị NK chỉ có thể mua than trên thị trường giao ngay với giá than hiện nay đang rất cao. Trong điều kiện giá các loại nhiên liệu tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất điện sẽ tăng cao. Theo quy định hiện hành, các chi phí sản xuất sẽ được chuyển qua giá bán điện, như vậy có thể gặp áp lực về giá bán điện trong thời gian tới.
Nhìn nhận nguy cơ thiếu điện trước mỗi mùa nắng nóng đã được cảnh báo từ lâu, ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bày tỏ quan điểm, bên cạnh chuẩn bị đủ nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện từ nguồn trong nước hoặc NK, cần khai thác các hồ chứa thủy điện hợp lý nhất để phát điện hiệu quả cao nhất.
Với các nguồn năng lượng tái tạo, ngoài việc cần thêm cơ chế để phát triển, cần đặc biệt quan tâm đầu tư hệ thống truyền tải để đáp ứng được nhu cầu hòa lưới của nhà đầu tư cũng như lưu ý nguồn điện tái tạo phụ thuộc lớn vào thời tiết và dễ bị tổn thương, cần có dự phòng từ các nguồn khác. “Về phía cơ quan quản lý nhà nước, việc quản lý phụ tải cần chặt chẽ hơn và tăng cường tuyên truyền để người dân giảm phụ tải không cần thiết trong giờ cao điểm, đồng thời có kế hoạch điều độ phụ tải hợp lý, ổn định”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Quốc Trung, có nhiều giải pháp để cải thiện khả năng cung ứng điện phục vụ sản xuất - kinh doanh cũng như đời sống như: tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện; đẩy nhanh tiến độ để đưa vào vận hành các nguồn điện, tiếp tục có cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo.
Trong câu chuyện cung ứng điện, một số chuyên gia trong ngành cũng nhấn mạnh giải pháp đẩy mạnh NK điện, đặc biệt là NK điện từ Lào. Theo Bộ Công Thương, tới thời điểm hiện tại, EVN đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án của Lào.
Làm việc với Tổng công ty Điện lực quốc gia Lào (EDL) và Tập đoàn Phongsubthavy (PGC) đầu tháng 4/2022 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị PGC và EDL đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành sớm các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện với Việt Nam; rà soát, đánh giá lại các nguồn điện có thể cung cấp cho Việt Nam trước năm 2025 để làm cơ sở đề xuất Chính phủ hai nước xem xét tăng NK điện từ Lào về Việt Nam một cách phù hợp.
Ngay ngày 18/4, khi họp với các đơn vị liên quan về rà soát tiến độ các dự án truyền tải phục vụ NK điện từ Lào về Việt Nam, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cũng nhấn mạnh, nhiều dự án là những dự án trọng điểm, cấp bách để NK điện từ Lào về Việt Nam, đảm bảo điện cho các tỉnh phía Bắc ngay từ mùa hè năm nay. Ông Nhân đã yêu cầu lãnh đạo cao nhất các đơn vị cần có mặt tại mỗi công trường, đốc thúc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ dự án; thường xuyên làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong việc đẩy nhanh thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cũng như bồi thường giải phóng mặt bằng...
很赞哦!(624)
相关文章
- Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- Building a mighty military to protect our Socialist homeland: PM
- NA Standing Committee convenes 30th session
- Foreign Ministers of Việt Nam, China hold talks in Laos
- Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- Party, State leader warns of complacency
- GDP growth rate highest in 11 years
- Building on 2018 successes, 2019 will be a year of ’breakthroughs’: PM Phúc
- Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- A time of hectic reporting from Cambodia
热门文章
站长推荐
Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
PM chairs meeting on economic future
Controversy over Hà Nội’s no
Cooperation needed to seize corruption assets
Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
NA Chairwoman looks to tighten ties with Myanmar
President Hồ’s teachings live forever
Party Central Committee’s 9th plenary session closes
友情链接
- Nam Em phản ứng trước bình luận nói chia tay bạn trai
- Mỹ nhân cực phẩm nào được mong chờ nhất tại Miss Grand Vietnam 2024?
- Cựu á hậu 4 Miss International đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ CH Dominica
- Chế Nguyễn Quỳnh Châu gay gắt trước câu nói 'Không thích gọi là Á hậu'
- Á hậu Việt diện mạo khác lạ, gương mặt sưng tròn, nghi vấn 'dao kéo'
- Khung cảnh đám cưới Minh Tú và chồng Tây trước giờ G
- Nàng hậu 2001 xuất thân nhà nông nay làm CEO ở tuổi 23
- Hoa hậu Đỗ Thị Hà bị soi đi du lịch cùng bạn trai tin đồn
- Ngọc Trinh diện đồ tinh khôi, nói trái tim chi chít tổn thương vào 8/3
- Top 3 Miss Grand Vietnam 2023 nói gì về phong độ thi của Mai Phương?