Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi. Ảnh: Duy Linh |
Phải kiểm toán định kỳ
Dự kiến trình Quốc hội từ cuối năm 2020,ôngthểàoàotrongquảnlýtàichínhcôngđoàbảng xếp hạng bóng đá bulgaria sau đó lại lùi, Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo) đã chính thức được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội, tại 19 tổ thảo luận.
Đây là dự thảo với khá nhiều vấn đề khó, song ở nhiều tổ thảo luận lại được ghép để xem xét cùng 3 nội dung khác trong thời gian chưa đầy một buổi sáng, nên không có nhiều ý kiến góp ý sâu. Dù vậy, ý kiến băn khoăn về tài chínhcông đoàn còn không ít.
Lần sửa đổi này, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (cơ quan chủ trì soạn thảo) vẫn đề nghị duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%.
Theo đó, Điều 29, Dự thảo quy định, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpđóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thẩm tra, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cũng ủng hộ và thống nhất với việc tiếp tục duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%.
Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra cũng phản ánh ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu để quy định nhằm có thể điều chỉnh linh hoạt mức đóng kinh phí công đoàn một cách phù hợp (thậm chí phân loại mức đóng theo số lượng người lao động của doanh nghiệp) để hài hòa. Quy định này vừa bảo đảm điều kiện hoạt động cho tổ chức công đoàn, vừa không tạo gánh nặng cho người lao động, doanh nghiệp.
Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cung cấp thông tin về tình hình thu, chi, sử dụng 2% kinh phí công đoàn để Quốc hội có đầy đủ cơ sở xem xét, quyết định.
Đồng tình với đề nghị trên, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, cần phải báo cáo Quốc hội xem việc sử dụng 2% kinh phí công đoàn thời gian qua như thế nào, mặt được và chưa được ra sao.
Ông Dung nhấn mạnh, 2% phí công đoàn này bản chất “là một sắc thuế, chứ không phải khoản thu đơn thuần”.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, phải có kế hoạch định kỳ, có thời gian nhất định để kiểm toán hoặc thanh tra nguồn kinh phí công đoàn 2% này.
“Là một sắc thuế thì phải quản lý theo sắc thuế, không thể quản lý ‘ào ào’ được đâu. Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào, thậm chí sau này phải báo cáo Quốc hội cho định hướng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu quan điểm.
Cũng đồng tình ý kiến thẩm tra của Ủy ban Xã hội về kinh phí công đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói, đây là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và xã hội cũng quan tâm. Nhưng trong hồ sơ Dự ánluật, việc sử dụng kinh phí công đoàn 2% trong thời gian vừa qua như thế nào còn chưa rõ.
“Tài sản về đất đai, các cơ sở của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ở các địa phương rất nhiều. Hồi xưa, các khu nghỉ nghỉ mát mùa hè toàn ở vị trí rất đắc địa, rất đẹp. Ở tỉnh nào, bãi biển nào cũng có. Vậy sử dụng quỹ đất này, tài sản này như thế nào phải làm rõ hơn”, ông Thanh đề nghị.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) tán thành bổ sung quy định về công khai tài chính công đoàn vào Dự thảo.
Tuy nhiên, bà Mai cho rằng, quy định như Dự thảo chưa đảm bảo được tính công khai, minh bạch và khả năng tiếp cận của công đoàn viên với tài chính công đoàn.
Vị đại biểu Hưng Yên đề nghị, nên quy định các cấp công đoàn phải thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị ban chấp hành công đoàn và đưa lên trang thông tin điện tử để đảm bảo công khai, minh bạch thông tin tài chính công đoàn đến các công đoàn viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
Cùng băn khoăn về sự minh bạch, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) cho rằng, cần phải công khai về tình hình quản lý và sử dụng kinh phí công đoàn trong thời gian vừa qua.
“Tới đây, lương của người lao động cả khu vực sản xuất - kinh doanh và khu vực nhà nước, tức là công chức, viên chức tăng lên rất lớn. Như vậy, kinh phí công đoàn theo đúng theo tỷ lệ sẽ tăng rất cao. Vậy kinh phí đó được sử dụng để làm gì, chi cho ai, mức độ như thế nào phải rõ ràng”, ông Toàn nêu ý kiến.
Cơ sở 75%, cấp trên 25%
Tham gia thảo luận tổ, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, hiện nay, kinh phí công đoàn để lại công đoàn cơ sở 75% để các công đoàn cơ sở trực tiếp chăm lo cho đoàn viên và người lao động, còn lại 25% phân phối cho cấp trên công đoàn là cấp cơ sở, cấp tỉnh và trung ương.