Kể từ khi chạm đáy ngày 11/7/2018 với điểm đóng cửa thấp nhất 893,ứngkhoántuầnĐiềuchỉnhtừtrụbang xep hang hy lap16 điểm của VN-Index, thị trường đã có 2 nhịp điều chỉnh ngắn hạn nhưng sau đó đều tiếp tục tăng lên cao hơn. Tuần điều chỉnh vừa qua có nhiều điểm khác biệt so với 2 nhịp điều chỉnh đó, cả về cơ cấu cổ phiếu điều tiết chỉ số, lẫn bối cảnh rủi ro mới xuất hiện.
Ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu blue-chips là rất rõ ràng trong tuần điều chỉnh này. Tỷ lệ cổ phiếu blue-chips điều chỉnh giảm lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn thị trường.
Cụ thể, rổ VN30 có 5 mã tăng/23 mã giảm trong tuần qua, tương ứng tỷ lệ 1 mã giảm/0,22 mã tăng. Toàn sàn HSX có 118 mã tăng/208 mã giảm, tương ứng tỷ lệ 1 mã giảm/0,57 mã tăng. Sàn HNX có 112 mã tăng/102 mã giảm, tỷ lệ là 1 mã giảm/1,1 mã tăng.
Ngay trên sàn HSX, cơ cấu giữa các nhóm cổ phiếu cũng khác biệt khá lớn: Nhóm Midcap ghi nhận 48 mã giảm/18 mã tăng, tỷ lệ khoảng 1 giảm/0,38 tăng. Nhóm Smallcap có 82 mã giảm/58 mã tăng, tỷ lệ 1 giảm/0,71 tăng.
Như vậy cơ cấu tăng/giảm nói trên cho thấy nhóm blue-chips lại là những cổ phiếu yếu nhất. Trong khi đó nhóm Smallcap mạnh nhất. Nhóm blue-chips bao gồm các cổ phiếu có ảnh hưởng nhất lên VN-Index nên hầu như mức giảm ở các mã này sẽ điều tiết được chỉ số. Cụ thể, những trụ ảnh hưởng xấu nhất lên chỉ số, theo thứ tự, là VIC giảm 5,51%, VRE giảm 4,57%, VJC giảm 4,32%, VPB giảm 4,25%, TCB giảm 4,2%, MBB giảm 3,59%, GAS giảm 2,52%, CTG giảm 2,39%, SAB giảm 1,42%, VNM giảm 1,41%.
Đây là nguyên nhân tại sao VN-Index chỉ trong 4 phiên giảm liên tục đã mất gần 40 điểm, nghĩa là trung bình mỗi phiên mất 10 điểm. Khi nhìn thuần túy vào chỉ số VN-Index tuần qua thì thấy thị trường rơi vào trạng thái rất nguy hiểm với cường độ giảm mạnh hơn hẳn. Đây chỉ là điểm khác biệt đầu tiên so với 2 nhịp điều chỉnh trước. Khác biệt nữa là đã có sự sụt giảm khởi đầu từ blue-chips tạo sức ép lan ra nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình. Nhóm vốn hóa nhỏ dường như mạnh nhất tuần qua, nhưng đây chỉ là tập hợp của các cổ phiếu có thanh khoản rất nhỏ, vốn không phải là sân chơi của các nhà đầu tư lớn.
Thị trường điều chỉnh từ trụ rồi lan ra các cổ phiếu khác, không giống với 2 lần điều chỉnh trước, vốn chỉ tập trung ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, trong khi vẫn giữ được sự phân hóa rất rõ. Đây có thể là biểu hiện chốt lời giống nhau ở các nhóm cổ phiếu.
Thực tế khi thị trường mới khởi động tăng hồi giữa tháng 7 và tháng 8, không ít nhà đầu tư vẫn còn nghi ngại và chưa mua vào ngay hoặc mới giải ngân một phần vốn. Trải qua hơn 30 phiên giao dịch thị trường mới đẩy thanh khoản trung bình lên được mức 4.500 tỷ đồng khớp lệnh/phiên và khoảng 5.100 tỷ đồng tổng giá trị giao dịch/phiên trong tuần cuối tháng 8. Ngay sau đó, thị trường tuần đầu tháng 9 lại chứng kiến nhịp rơi mạnh.
Điều này vẫn thường xảy ra khi thanh khoản gia tăng mạnh mẽ sau quá trình tăng khá dài của thị trường nhờ những nhà đầu tư nghi ngờ nhất cũng trở nên lạc quan. Việc mua vào không có gì là sai khi nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường sẽ còn đi lên cao hơn. Điểm khác so với hai lần điều chỉnh trước là lúc này lượng cổ phiếu tích lũy từ khi thị trường còn thấp đã tăng lên nhiều hơn. Khi nhà đầu tư nghi ngờ không còn nữa tức là tiền đang được đẩy vào tối đa. Đó là lúc nhà đầu cơ ngắn hạn chốt lời.
Nguyên nhân dẫn đến việc chốt lời này thường là do yếu tố tăng giá và hai lần điều chỉnh trước cũng vậy. Lần thứ ba này thị trường hơi khác một chút, bên cạnh yếu tố tăng giá còn là sự thay đổi về bối cảnh lớn.
Đầu tiên là nguy cơ leo thang chiến tranh thương mại hoàn toàn có thể xảy ra trong tuần tới hoặc sau đó một chút. Việc áp thuế lẫn nhau ở quy mô 200 tỷ USD khác rất nhiều việc áp thuế 25 tỷ USD hay 50 tỷ USD. Thêm nữa, việc đó là dấu hiệu chấp nhận đẩy căng thẳng lên một nấc mới chứ không còn là đòn thăm dò như trước.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/9 | Giá đóng cửa ngày 31/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/9 | Giá đóng cửa ngày 31/8 | Mức tăng (%) |
TGG | 20.3 | 27 | -24.81 | TTF | 4.43 | 3.54 | 25.14 |
KAC | 11.3 | 13.05 | -13.41 | VOS | 1.9 | 1.57 | 21.02 |
HAG | 5.89 | 6.79 | -13.25 | YBM | 26.3 | 21.8 | 20.64 |
SJF | 20.9 | 24 | -12.92 | HTL | 20.85 | 17.5 | 19.14 |
VPK | 4.18 | 4.77 | -12.37 | DHM | 4 | 3.4 | 17.65 |
SII | 21.65 | 24.7 | -12.35 | YEG | 229 | 196 | 16.84 |
LAF | 6.14 | 6.9 | -11.01 | HVG | 3.89 | 3.47 | 12.1 |
SMA | 11.35 | 12.65 | -10.28 | TCM | 24.3 | 21.7 | 11.98 |
TNC | 11.6 | 12.9 | -10.08 | OGC | 3.18 | 2.84 | 11.97 |
SFI | 26.1 | 29 | -10 | HAR | 5.99 | 5.35 | 11.96 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/9 | Giá đóng cửa ngày 31/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 7/9 | Giá đóng cửa ngày 31/8 | Mức tăng (%) |
SGH | 46.3 | 57.9 | -20.03 | SPP | 8.2 | 6.2 | 32.26 |
PSW | 8.1 | 10 | -19 | OCH | 6.1 | 5 | 22 |
HVA | 6 | 7.3 | -17.81 | AMV | 26.8 | 22 | 21.82 |
CLH | 13 | 15.7 | -17.2 | L62 | 7.2 | 6 | 20 |
PHP | 10.7 | 12.4 | -13.71 | DST | 3 | 2.5 | 20 |
SCL | 2.2 | 2.5 | -12 | DCS | 1.2 | 1 | 20 |
VMI | 1.9 | 2.1 | -9.52 | HCC | 18.5 | 15.6 | 18.59 |
LHC | 57.3 | 63.3 | -9.48 | TDN | 5.9 | 5 | 18 |
DNY | 6 | 6.6 | -9.09 | V21 | 13 | 11.1 | 17.12 |
PMB | 7.5 | 8.2 | -8.54 | BKC | 7 | 6 | 16.67 |
Thứ hai, các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đã ở đỉnh cao mới sau nhịp tăng 2 tháng gần đây. Nếu thị trường chứng khoán Mỹ lo ngại căng thẳng thương mại sẽ tác động đến các doanh nghiệp lớn đang đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc thì nguy cơ điều chỉnh sẽ mạnh hơn. Hãng Apple là một ví dụ về lo ngại này. Chứng khoán Mỹ trong trường hợp điều chỉnh giảm sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ.
Thứ ba, việc FED tăng lãi suất vào trung tuần tháng 9 sẽ gần sát với đợt tái cơ cấu của hai quỹ ETF. Lãi suất tăng đã được dự báo từ trước nhưng có thể gây tác động lớn hơn tới tỷ giá trong thời điểm cuộc chiến thương mại leo thang. Đối với hai quỹ ETF, dự kiến tất cả các blue-chips lớn hiện có sẽ bị bán bớt đáng kể để nhường chỗ cho các cổ phiếu mới.
Như vậy, tổng hợp các yếu tố thay đổi cộng với mức độ tăng giá tốt gần đây đã khiến nhu cầu chốt lời mạnh hơn trên thị trường. Với đợt tăng kéo dài 37 phiên và mức tăng trưởng gần 12% ở chỉ số thì việc điều chỉnh hơn 2% trong tuần qua không có gì là quá đáng. Các nhà đầu cơ ngắn hạn quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố có thể gây biến động mạnh trong một vài phiên tới vài tuần, dù những yếu tố đó có thể không thay đổi xu thế tăng dài hạn.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
27.8.2018 | 4,592.6 | 419.7 | 433.9 |
28.8.2018 | 4,529.4 | 649.5 | 442.1 |
29.8.2018 | 3,850.5 | 262.4 | 450.1 |
30.8.2018 | 4,340.7 | 461.0 | 633.4 |
31.8.2018 | 4,702.6 | 664.1 | 696.5 |
4.9.2018 | 4,373.7 | 279.2 | 265.9 |
5.9.2018 | 4,294.5 | 295.8 | 460.5 |
6.9.2018 | 3,508.1 | 289.4 | 355.6 |
7.9.2018 | 3,632.2 | 400.8 | 302.0 |
Trọng Nghĩa