Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
TheộtlôhàngthủysảnnhậpkhẩucầngiấychứngnhậnThúkeo nha cai2o phản ánh của một số doanh nghiệp thủy sản, trong thời gian 2 tuần qua khi Thông tư 36/2018/TT-BNPTNT (sửa đổi Thông tư 26/2016) quy định về kiểm dịch thủy sản có hiệu lực, các doanh nghiệp khi nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản chế biến bao gói sẵn đang gặp phải tình trạng bất cập, đó là một lô hàng nhập khẩu, cần phải có 2 Giấy chứng nhận mới được thông quan. Cả 2 Giấy Chứng nhận này đều do cùng một Cơ quan nhà nước có Thẩm quyền là Cơ quan Thú y cửa khẩu cấp.
Theo VASEP, trước đây, theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT, sau khi Cơ quan Thú y tiến hành thủ tục kiểm dịch cho lô hàng thủy sản nhập khẩu thì Cơ quan Thú y sẽ cấp một Giấy Chứng nhận duy nhất là “Giấy Chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh ATTP cho động vật và sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu dùng làm Thực phẩm” theo mẫu 11TS để làm cơ sở cho cơ quan Hải quan duyệt thông quan lô hàng.
Một văn bản pháp quy khác là Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật ATTP được ban hành có hiệu lực từ 2/2/2018, theo đó các sản phẩm thủy sản đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thì được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu (Khoản 1 Điều 13 của Nghị đinh 15) nhưng yêu cầu các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn thì doanh nghiệp phải làm thủ tục tự công bố về ATTP và nộp hồ sơ tự công bố cho cơ quan Nhà nước (khoản 1 Điều 4 NĐ 15/2018).
Khi Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 10/2/2019 thì mẫu 11TS đã bị thay bằng mẫu mới ký hiệu “10TS” và chỉ cấp duy nhất “Giấy Chứng nhận Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu” không còn chữ “an toàn thực phẩm” trong mẫu này nữa.
Như vậy, hiện tại doanh nghiệp muốn nhập được hàng chế biến bao gói sẵn thì phải làm 2 hồ sơ, gồm: 1 hồ sơ kiểm dịch theo Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT: Cơ quan Thú y lấy mẫu và kiểm 3-4 chỉ tiêu vi sinh (theo mục I, Điều 1 của TT36/2018) và cấp giấy chứng nhận về vệ sinh thú y theo mẫu 10TS.
Hồ sơ còn lại đăng ký kiểm tra ATTP theo Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: DN lấy mẫu lô hàng để kiểm nghiệm làm hồ sơ tự công bố, chỉ tiêu kiểm theo Quyết định 46/QĐ-BYT (kiểm 7 chỉ tiêu vi sinh, bao gồm trùng cả các chỉ tiêu cơ quan thú y kiểm ở trên), sau đó doanh nghiệp nộp kết quả kiểm kèm hồ sơ tự công bố này cho cơ quan Thú y. Cơ quan Thú y sẽ căn cứ vào đó để cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt/không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu 5”.
Quy định như trên không chỉ phát sinh thủ tục và hồ sơ, mà còn bao gồm cả thời gian để lấy mẫu – kiểm nghiệm – hoàn hiện hồ sơ và chờ được nhận cấp 2 Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.
Bất cập này đã gia tăng thêm thủ tục hành chính và chi phí cũng như thời gian thực thi cho các doanh nghiệp thủy sản lẫn các cơ quan quản lý Nhà nước tại cửa khẩu là cơ quan Thú y và cơ quan Hải quan.
Trước vướng mắc của doanh nghiệp thủy sản về bất cập trong kiểm tra chuyên ngành, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ cho doanh nghiệp.