【kết quả bóng đá nữ mỹ hôm nay】Hải quan Hải Phòng cụ thể hóa nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật
Hải quan Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Hải quan Hải Phòng: Thêm 5 doanh nghiệp tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ Hải quan Hải Phòng kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” |
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang và đại diện các doanh nghiệp tại Lễ ký ngày 12/10. Ảnh: Cục Hải quan Hải Phòng. |
Bố trí nguồn lực tương xứng
Ngày 12/10, Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Cục và 5 doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. 5 doanh nghiệp ký kết gồm: Công ty TNHH Toto Việt Nam (Chi nhánh Hưng Yên), Công ty TNHH quốc tế công cụ Đỉnh Lực, Công ty cổ phần máy công trình Phúc Long, Công ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam, Công ty TNHH Song Minh.
Với số doanh nghiệp mới lần này đã nâng tổng số doanh nghiệp đang tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan tại Cục Hải quan Hải Phòng lên con số 20.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, sau khi Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 1399/QĐ-TCHQ ngày 15/7/2022 về thực hiện Chương trình, đơn vị đã ban hành công văn 6952/HQHP-QLRR ngày 3/8/2022 để thực hiện. Đến nay, Cục đã tổ chức 3 đợt ký kết tham gia Chương trình với cộng đồng doanh nghiệp.
“Để thực hiện hiệu quả Chương trình, Cục Hải quan Hải Phòng xác định phải bố trí nguồn lực tương xứng ở các đơn vị để hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp, đồng thời cá thể hóa trách nhiệm của công chức trong thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, việc hỗ trợ không chỉ khu biệt trong các doanh nghiệp đã ký kết với Cục Hải quan Hải Phòng mà thực hiện đối với toàn bộ doanh nghiệp đã tham gia Chương trình trên phạm vi cả nước. Trong bối cảnh khối lượng công việc ở đơn vị rất lớn với tổng số hơn 20.000 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu mỗi năm, nên việc chủ động bố trí nhân sự như vậy là nỗ lực rất lớn”, Phó Cục trưởng Nguyễn Kiên Giang chia sẻ.
Bà Phạm Hương Giang- Trưởng phòng Logistics Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Thái Tân cho biết, doanh nghiệp là đơn vị chuyên xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong sản xuất bia và nước giải khát, thực hiện khoảng 1.000 tờ khai xuất nhập khẩu/năm. Công ty luôn có ý thức trách nhiệm và chủ động trong tuân thủ tốt quy định của pháp luật. Dù vậy, với số lượng mặt hàng lớn liên quan đến nhiều mã số (HS), chính sách quản lý khác nhau… nên việc doanh nghiệp tự tìm hiểu là hết sức khó khăn. Từ khi ký kết, tham gia Chương trình tại Cục Hải quan Hải Phòng tháng 10/2022 đến nay, doanh nghiệp đã được các đơn vị thuộc Hải quan Hải Phòng cử đội ngũ công chức chuyên trách làm đầu mối hướng dẫn, tư vấn nên doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
“Nhờ tuân thủ tốt pháp luật, tháng 9/2023, Công ty đã được Tổng cục Hải quan vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan”, bà Phạm Hương Giang chia sẻ.
Phân công đầu mối cụ thể
Như đề cập ở trên, một trong những giải pháp để thực hiện hiệu qủa Chương trình của Cục Hải quan Hải Phòng là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc, trực thuộc.
Trong đó, Phòng Quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm tham mưu cho Cục tổ chức các hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện Chương trình. Rà soát, đánh giá các hạn chế, rủi ro của doanh nghiệp thành viên trong hoạt động xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ trong lĩnh vực chuyên môn của đơn vị và định kỳ 3 tháng/1 lần cung cấp thông tin cảnh báo đến doanh nghiệp.
Ưu tiên gửi tài liệu và mời chính thức các doanh nghiệp thành viên tham dự, đóng góp ý kiến đối với các chương trình hội thảo, hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp để xây dựng các chính sách, quy trình, quy định thực hiện thủ tục hải quan; ưu tiên tập huấn cho doanh nghiệp thành viên đối với các văn bản quy định mới.
Với các đơn vị tham mưu thuộc Cục, Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan: phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
Gửi văn bản để trao đổi với các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để tạo điều kiện trong hoạt động giao, nhận hàng hóa đối với doanh nghiệp là thành viên chương trình.
Trực tiếp hoặc phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các chi cục; hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp thành viên về các vướng mắc, kiến nghị theo lĩnh vực nghiệp vụ khi nhận được yêu cầu từ Phòng Quản lý rủi ro.
Phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý rủi ro đề xuất với Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) về loại hình, lĩnh vực và đối tượng doanh nghiệp cụ thể mời tham gia thành viên; triển khai các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp thuộc Chương trình đối tác của Cục…
Đối với các chi cục: lãnh đạo chi cục, công chức được phân công theo dõi, đôn đốc việc thực hiện tại đơn vị các yêu cầu của đầu mối Cục Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý rủi ro về việc hỗ trợ doanh nghiệp thành viên Chương trình.
Kịp thời đề xuất phương án xử lý, giải quyết, khắc phục tại hiện trường hoặc báo cáo, trao đổi kịp thời lên cấp trên đối với các trường hợp ngoài thẩm quyền hoặc khó xử lý đối với các vướng mắc liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tham gia Chương trình khi phát sinh tình huống cần hỗ trợ.
Thực hiện tiếp nhận, thẩm định và cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống nghiệp vụ đối với “Phiếu cung cấp, bổ sung thông tin hồ sơ doanh nghiệp” do doanh nghiệp thanh viên cập nhật tại Hệ thống dich vụ công trực tuyến HQ36a…