【xem bóng đa truc tiep】Cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa đến hồi kết

Chưa có con số cụ thể về thiệt hại từ lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga khi nước này tấn công Ukraine nhưng hơn 50% dự trữ vàng và ngoại hối của Nga đã bị đóng băng cũng đủ làm Matxcơva khó khăn chồng chất.

TheộcchiếnởUkrainevẫnchưađếnhồikếxem bóng đa truc tiepo Hội đồng thành phố cảng Mariupol, hơn 100 quả bom đã được ném xuống thành phố này trong xung đột Nga - Ukraine.  Nguồn: AP

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov mới đây cho biết, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đóng băng hơn 300 tỉ USD trong tổng số 640 tỉ USD dự trữ vàng và ngoại hối của Nga.

Trong khi đó, hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Siluanov khẳng định rằng Nga sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ quốc gia và sẽ thanh toán bằng đồng ruble cho các chủ nợ trong khi chờ dự trữ quốc gia được dỡ bỏ phong tỏa. Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Matxcơva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nguy cơ Nga vỡ nợ do lệnh trừng phạt. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, Nga có khả năng xảy ra vỡ nợ do các lệnh trừng phạt từ phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo bà Georgieva, các lệnh trừng phạt đã khiến nền kinh tế Nga suy giảm đáng kể, cũng như đồng ruble mất giá. Người đứng đầu IMF lưu ý rằng bà không muốn suy đoán về mức độ có thể xảy ra vỡ nợ ở Nga vì điều này còn phụ thuộc vào chiến dịch quân sự của Nga kéo dài trong bao lâu và kéo theo là những biện pháp trừng phạt mở rộng từ phương Tây. Bà Georgieva cũng không chắc chắn Nga có thể trả được các khoản nợ của mình hay không.

Trong một động thái liên quan, nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế đã hạ mức tín nhiệm đối với Nga xuống mức đứng trước vỡ nợ. Họ đề cập đến nguy cơ không trả được nợ cho các bên vay nước ngoài do các hạn chế về vốn.

Ngân hàng Trung ương Nga cũng vừa công bố những ước tính về phản ứng của nền kinh tế Nga trước cú sốc trừng phạt. Theo ước tính này, GDP của Nga dự kiến sẽ giảm 8% vào năm 2022, tăng 1% vào năm 2023 và 1,5% vào năm 2024. Dự báo lạm phát là 20% năm 2022, 8% năm 2023, 4,8% năm 2024.

Đó chỉ là những dự đoán bước đầu còn thực chất thiệt hại của Nga từ cuộc chiến ở Ukraine sẽ lớn gấp nhiều lần nếu các nước tiếp tục trừng phạt nước này. Bởi lẽ, chuỗi lệnh trừng phạt vẫn chưa chấm hết mà vẫn đang diễn ra.

Ngày 14-3, Chính phủ Australia lại tiếp tục công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với 33 nhà tài phiệt và những người đứng đầu các thể chế tài chính của Nga nhằm gây áp lực đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đang tiến hành tại Ukraine. Chính phủ Australia cho rằng các cá nhân có tên trong danh sách trừng phạt mới là những người có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời họ là những người có khối tài sản cá nhân khổng lồ, có ý nghĩa kinh tế và chiến lược đối với Nga. Đến nay, Australia đã áp dụng lệnh trừng phạt đối với 460 cá nhân và tổ chức của Nga có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Ngoài ra, Australia cũng đang xem xét để cùng với Canada, Liên minh châu Âu, New Zealand, Anh và Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nữa nhằm vào các cá nhân chủ chốt của Nga.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 14-3 lại tiếp tục công bố gói trừng phạt thứ 4 nhằm vào các nhà tài phiệt mới của Nga, trong đó có tỉ phú Roman Abramovich, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea, để trả đũa việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây khẳng định, lệnh trừng phạt của các nước nhằm vào Nga đã cho thấy kết quả đáng kể trong việc làm suy yếu nền kinh tế Nga. Đây cũng là yếu tố khiến Nga suy yếu để chấm dứt tấn công Ukraine.

Phản ứng trước những lập luận trên, Nga tuyên bố không sợ trừng phạt, giữ nguyên lập trường với Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố Matxcơva không yêu cầu phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt, vì áp lực từ chúng không làm Nga thay đổi lập trường đối với Ukraine.

Hãng thông tấn Sputnik, dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết, Mỹ và EU đã cố gắng áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt, nhằm buộc Nga “thay đổi các quyết định”. Song, ông khẳng định “sẽ không có gì thay đổi”.

Phản ứng của Nga đã phát đi tín hiệu xung đột ở Ukraine chưa đến hồi kết mà vẫn còn kéo dài với nhiều ác liệt hơn và thương vong nhiều hơn.

HN tổng hợp