您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【lịch thi đấu ả rập xê út clb】Mở room khối ngoại: Cung đường nâng hạng thị trường đang được rút ngắn

88Point2025-01-10 19:11:36【Ngoại Hạng Anh】4人已围观

简介>> Nới room vì sao được ‘quyết’ trong thời điểm hiện nay?Tháo nút thắt, mở cơ hộiThị trường ch lịch thi đấu ả rập xê út clb

>> Nới room vì sao được ‘quyết’ trong thời điểm hiện nay?ởroomkhốingoạiCungđườngnânghạngthịtrườngđangđượcrútngắlịch thi đấu ả rập xê út clb

Tháo nút thắt, mở cơ hội

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt phần lớn các tiêu chí cơ bản để nâng hạng từ “thị trường cận biên” lên “thị trường mới nổi”, cụ thể như: Thanh khoản thị trường, quy mô thị trường, số lượng doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn… thì đã đạt được.

Cùng trong nỗ lực “hút” vốn ngoại, thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chính thức ký kết được với 25 UBCK các nước thuộc khu vực châu Âu, trong đó có nhiều nước lớn. Đây chính là kết quả từ quá trình đàm phán và ký kết ESMA, để các cơ quan quản lý TTCK ở châu Âu có sự công nhận đối với TTCK Việt Nam và công nhận hệ thống quản lý giám sát của Việt Nam trong mối quan hệ phối hợp với Ủy ban giám sát các nước.

Nếu được chính thức nâng hạng, uy tín của của TTCK Việt Nam trên trường quốc tế cũng sẽ nhảy theo. Khi đó, cái tên Việt Nam sẽ được nằm trong “rổ” ưu tiên đầu tư hơn đối với các tổ chức đầu tư quốc tế, theo các tiêu chí giải ngân đầu tư và khi đó sẽ có cơ hội để thu hút các NĐT lớn, nguồn vốn lớn tìm đến với Việt Nam.

Nguyen Thanh Long

Ông Nguyễn Thanh Long

Thông thường, các nước trong khu vực đều có đàm phán này… Bởi trên cơ sở đàm phán, các quỹ đầu tư châu Âu khi đầu tư vào TTCK Việt Nam sẽ không bị rào cản pháp lý từ phía cơ quan quản lý. Do vậy, việc ký kết thành công ESMA thời gian qua cũng chính là chất xúc tác làm tăng hiệu ứng khi TTCK Việt Nam được chính thức nâng hạng sau này.

Rõ ràng, mục tiêu nâng hạng thị trường đến nay đã cho nhiều bước tiến khả quan. Song để giải được bài toán này cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp khác nhau và không thể chỉ trong ngày một ngày ngày hai.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Nguyễn Thành Long cho rằng, việc “mở room” khối ngoại theo quy định trong Nghị định 60, coi như đã gỡ được “nút thắt” lớn nhất cho bài toán nâng hạng TTCK Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đường đưa TTCK Việt Nam từ “thị trường cận biên” lên “thị trường mới nổi” trong bảng xếp hạng của MSCI (Morgan Stanley Capital International) đã được rút ngắn. Và để hoàn thiện bài toán này, một số “nút thắt” còn lại chỉ mang tính kỹ thuật.

Cụ thể, đối với “nút thắt” thứ hai là quy định liên quan tới vấn đề “tiền và chứng khoán về cùng lúc” (DVP) theo chuẩn quốc tế cũng đang được gấp rút xử lý. Hiện tại, tại thị trường Việt Nam, tiền đang về tài khoản nhà đầu tư vào ngày T+2, nhưng chứng khoán thì sang ngày T+3 mới về. Tuy nhiên, UBCKNN đang lấy ý kiến và hoàn thiện Quy chế giao dịch T+2, đảm bảo đạt hai mục tiêu: vừa loại bỏ tình trạng chưa thực sự DVP; vừa tiến tới áp dụng thông lệ mới tiên tiến nhất mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng.

Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, việc triển khai rút ngắn chu kỳ thanh toán đã được các cơ quan quản lý toàn cầu thúc đẩy thực hiện. Hiện nay, chu kỳ thanh toán T+2 đã được áp dụng tại tất cả các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Nga và các quốc gia độc lập (SNG). Tại châu Á, chu kỳ T+2 đã áp dụng tại các quốc gia như Ấn Độ, Hồng Kong, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Campuchia…Các trung tâm tài chính thế giới lớn như Singapore, Úc…nơi có những giao dịch của nhà đầu tư lệch múi giờ, cũng đã đang triển khai chu kỳ thanh toán T+2. Hiện nay, dự thảo quy trình T+2 đang được lấy ý kiến rộng rãi để có thể sớm hoàn thiện và triển khai áp dụng, bảo đảm lợi ích tối đa cho nhà đầu tư. Nhìn chung, với mức độ giao dịch còn chưa phức tạp như hiện tại, quy trình này là khả thi.

Song song với đó, “nút thắt” thứ 3 là về công bố thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài cũng đang dần hoàn tất. Nếu như hiện nay quy định pháp luật chỉ khuyến khích một số DN công bố thông tin bằng tiếng Anh, thì hiện tại, Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 52 về công bố thông tin trên TTCK đang được UBCKNN hoàn thiện lần cuối để trình Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, trong đó Thông tư mới sẽ có phân mức những loại doanh nghiệp nào thì phải công bố thông tin bằng tiếng Anh.

“Như vậy, nút thắt khó nhất là mở room đối với nhà đầu tư nước ngoài thì đã được tháo gỡ. Dự kiến trong năm 2015 này, các quy định pháp lý phục vụ cho mục tiêu nâng hạng thị trường sẽ hoàn thành…”, Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Long khẳng định.

Nới room – Một mũi tên trúng 2 đích

Chia sẻ về tác dụng của việc mở room đối với việc gia tăng dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt, ông Nguyễn Thành Long cho biết: Nói một cách hình ảnh, đối với riêng mục tiêu thu hút vốn ngoại vào TTCK thì Nghị định 60 là một mũi tên trúng hai đích. Mũi tên đầu tiên làm mở rộng “diện” các nhà đầu tư ngoại; mũi tên thứ hai làm tăng hệ số vốn ngoại.

Ông Nguyễn Thành Long phân tích, việc mở room không chỉ thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoại tham gia vào thị trường trong nước, mà khi “nút thắt” lớn nhất cho mục tiêu nâng hạng thị trường được mở thì tỷ lệ vốn từ các quỹ đầu tư ngoại dành cho thị trường chứng khoán Việt Nam theo đó cũng được nâng lên.

Giả sử như TTCK Việt Nam được nâng hạng, từ thị trường cận biên trở thành thị trường mới nổi, thì dòng vốn nước ngoài sẽ tự động được điều chỉnh tăng. Theo các tiêu chí giải ngân khá chặt chẽ của các tổ chức đầu tư tài chính lớn trên thế giới, thì mỗi hạng mức thị trường sẽ có giới hạn đầu tư khác nhau. Chẳng hạn, đối với “thị trường cận biên”, thì hạn mức đầu tư của quỹ A cho thị trường này có thể là một tỷ lệ vài phần trăm. Tuy nhiên, nếu đó là “thị trường mới nổi” thì hạn mức đầu tư của quỹ vào thị trường đó sẽ có thể gấp vài, ba lần. Như vậy, theo cách phân tích này, Nghị định 60 ra đời, luồng vốn ngoại không đơn thuần là “đầu tư một đồng vào một đồng” mà còn khuyếch đại lên “một đồng thành ba đồng”.

Chia sẻ về Thông tư hướng dẫn Nghị định 60, ông Long cho hay, thực ra, việc hướng dẫn thêm Nghị định 60 sẽ không có nhiều, về cơ bản nằm trong Thông tư sửa đổi Thông tư 213/2012/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam đã được lấy ý kiến thành viên thị trường. Hiện tại, UBCKNN chỉ bổ sung thêm một số quy định, chẳng hạn như DN khi báo cáo về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện thế nào....

“Phần còn lại chỉ là văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp hoặc điều lệ của chính doanh nghiệp về tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, đến khi Nghị định 60 có hiệu lực thì hầu như chỉ tập trung hướng dẫn nhiều và chi tiết hơn về các nội dung khác của nghị định, ví dụ như hoạt động phát hành, hoạt động niêm yết…”, ông Long nói./.

Huy Sáu - Duy Thái

很赞哦!(4512)