【thông tin trận đấu】Đồng ý xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá nhập khẩu qua cửa khẩu La Lay

Hải quan La Lay: Tạo thuận lợi cho mặt hàng than đá nhập khẩu Hải quan Quảng Trị sẽ thí điểm quản lý phương tiện vận tải than nhập khẩu Một năm vượt khó thu ngân sách ở Hải quan La Lay
Đồng ý xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá nhập khẩu qua cửa khẩu La Lay
Đầu tháng 12/2023, Hải quan Quảng Trị triển khai phần mềm quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

Công suất 1.500 tấn/giờ/ 1 băng chuyền

Dự án băng tải chuyền than dạng kín từ bãi tập kết phía Lào qua biên giới tới bãi tập kết phía Việt Nam dự kiến được thực hiện với nguồn đầu tư của 2 doanh nghiệp (Công ty TNHH Nam Tiến, Tập đoàn Phonesack).

Dự án được xây dựng với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, có một hệ thống kho bãi phía Lào và một kho bãi phía Việt Nam.

Hệ thống băng chuyền có 4 băng chuyền với công suất 1 băng chuyền 1.500 tấn/giờ.

Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 2 băng chuyền với sản lượng dự kiến 1 ngày là 60.000 tấn, mang lại nguồn thu lâu dài, ổn định của tỉnh Quảng Trị, cũng như tạo động lực phát triển các hoạt động dịch vụ logistic sau cửa khẩu.

Theo đó, Chính phủ đồng ý việc đoạn băng tải thuộc dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua đường biên giới Việt Nam-Lào tại khu vực cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị)-La Lay (Salavan) và đi qua 2 điểm trong phạm vi 100m tính từ đường biên giới về phía lãnh thổ hai nước.

Chính phủ giao Bộ Ngoại giao thực hiện các thủ tục đối ngoại với phía Lào theo quy định của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam-Lào.

Đồng thời, giao UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo, xây dựng và vận hành băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam theo đúng quy định pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Trước đó, Cục Hải quan Quảng Trị đã đánh giá, dự báo tình hình nhập khẩu than đá từ Lào và xác định việc hoàn thiện đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đặc biệt, tập trung xây dựng cửa khẩu quốc tế La Lay trở thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu; làm động lực phát triển kinh tế xã hội phía Tây tỉnh Quảng Trị là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến 2030.

Tháng 10/2022, Nhà Kiểm soát liên hợp tại cửa khẩu La Lay, đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách cấp cho Cục Hải quan Quảng Trị được đưa vào sử dụng với chức năng như là Khu hành chính tập trung tại cửa khẩu La Lay giúp cho hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách, phương triện vận tải xuất nhập cảnh được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.

Những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế La Lay dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng.

Các chỉ số hầu hết đều tăng mạnh so với năm 2022 như kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 247 triệu USD, tăng 140,16%; trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 2.278,3 ngàn tấn, tăng 294,3%; số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đạt 2.480 tờ, tăng 46,92%.

Cùng với đó, số lượng phương tiện xuất nhập khẩu đạt 102.819 lượt, tăng 105,95%, với tổng số lượt hành khách đạt 225.836 lượt, tăng 131,69%.

Thu qua địa bàn này đạt 544,29 tỷ đồng, đạt 236,65% so với chỉ tiêu dự toán Cục giao năm 2023, tăng 201,04% so với cùng kỳ năm trước.

Sự chủ động của Hải quan Quảng Trị

Với sự gia tăng đột biến của mặt hàng than đá nhập khẩu, cũng như tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ trong thời gian tới, trong điều kiện hạ tầng cửa khẩu còn nhiều hạn chế, Cục Hải quan Quảng Trị nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến, giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng cửa khẩu, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, trong đó nổi bật là sáng kiến về làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

Cụ thể là ngày 6/12/2023, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay đã chính thức triển khai “Hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn" mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp; việc sử dụng phần mềm giảm thời gian làm thủ tục từ 3-6 phút đối với mỗi phương tiện vận tải.

Đồng thời, Hải quan Quảng Trị được Tổng cục Hải quan giao nghiên cứu đề tài khoa học cấp Ngành: “Quản lý hải quan đối với phương thức nhập khẩu than đá bằng băng chuyền kín xuyên biên giới tại cửa khẩu quốc tế La Lay thuộc tỉnh Quảng Trị”, dự kiến đề tài hoàn thành vào qúy 2/2024, sẵn sàng đón đầu để khi Dự án băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam đi vào hoạt động thì có thể đáp ứng ngay yêu cầu của công việc.

Đơn vị cũng đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục liên quan đến kho bãi, địa điểm kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu La Lay theo quy định và đề xuất UBND tỉnh quan tâm phát triển hệ thống logistics tại cửa khẩu La Lay; cũng như đề xuất giải pháp và được Thủ tưởng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban ngành tạo điều kiện cho phương tiện vận tải chở hàng hóa nhập khẩu quá tải qua cửa khẩu quốc tế La Lay, tạo ra ưu thế cạnh tranh lớn về tuyến đường so với các cửa khẩu lân cận trong khu vực miền Trung.

Việc Chính phủ đồng ý việc đoạn băng tải thuộc dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua đường biên giới Việt Nam-Lào là khởi đầu quan trọng cho tỉnh Quảng Trị năm 2024. Hơn bao giờ hết, khu vực kinh tế phía Tây tỉnh Quảng Trị đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình. Tuy nhiên, để xây dựng cửa khẩu quốc tế La Lay xứng tầm với chuẩn cửa khẩu quốc tế, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư.